Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 16 tháng 04 năm 2024,
VN-Index tăng điểm phiên thứ 3 liên tiếp, nhưng thanh khoản giảm 17% so với phiên trước
Hải Trần - 21/07/2022 18:51
 
Lực cầu mạnh tiếp tục duy trì giúp thị trường chứng khoán Việt Nam giữ được sắc xanh trong suốt thời gian giao dịch, nhưng vẫn trong trạng thái giằng co trước vùng cản tâm lý 1.200 điểm của VN-Index
,
Phần lớn đà tăng điểm phiên giao dịch ngày 21/7 rơi vào nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn. Nguồn: Vietstock

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/7, VN-Index tăng hơn 4,3 điểm, tương ứng 0,4% và dừng chân tại 1.198 điểm, tiệm cận sát ngưỡng tâm lý 1.200 điểm.

Nhà đầu tư có phần thận trọng hơn trong phiên này, khiến khối lượng khớp lệnh giảm gần 17% so với phiên bùng nổ trước đó, tương ứng hơn 500 triệu đơn vị với giá trị đạt hơn 11.107 tỷ đồng.

Mặc dù tăng điểm khá tốt, nhưng số mã tăng ít hơn số mã giảm với 197 mã và 247 mã, có khá nhiều nhóm cổ phiếu tăng giá nhưng diễn biến phân hóa vẫn tiếp tục tiếp diễn.

Phần lớn đà tăng điểm rơi vào nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn, tiêu biểu như HPG (+1,6%), MSN (+2,4%) và MWG (+4,7%).

Nhóm VN30 cũng tiếp nối đà tăng điểm và có diễn biến sôi động hơn thị trường chung nhờ diễn biến đáo hạn hợp đồng VN30F2207. Trong nhóm, có 21 mã tăng giá, đó là MWG (+4,7%), SAB (+3,3%), MSN (+2,4%), CTG (+1,7%), HPG (+1,6%) ...

Ở chiều ngược lại, có 7 mã chìm trong sắc đỏ, đó là BVH (-1,4%), VHM (-1,3%), PLX (-1,2%), POW (-1,1%), TPB (-0,5%) …

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu bán lẻ, tiêu dùng, thép, trong phiên hôm nay nổi bật với nhiều mã duy trì xu hướng phục hồi tốt, như MWG (+4,7%), FRT (4,6%), DGW (5,2%), MSN (+2,4%), SAB (+3,3%), HPG (1,6%), NKG (1,0%), HSG (1,7%), VGS(1,8%), TLH (2,04%)...

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đa số duy trì sắc xanh hỗ trợ cho thị trường chung với LPB (3,5%), CTG (+1,7%), TCB (+1,5%), ACB (+1,4%), HD-B (+0,8%), ...

Ở chiều ngược lại, nhóm thủy sản và xây dựng chịu áp lực chốt lời mạnh, khi có mức giảm từ 2-3% và cá biệt nhất là ANV với mức giảm gần 6%.

Cổ phiếu bất động sản phân hóa, đa phần giảm điểm, điều chỉnh với số ít cổ phiếu duy trì tích cực như DIG (+5,73%), DXG (+2,76%).. một số mã điều chỉnh khá mạnh như LGL (-4,66%), NBB (-3,48%), CEO (-2,46)...

Nhóm chứng khoán, bảo hiểm … là những cổ phiếu chịu áp lực chốt lời và quay đầu diều chỉnh.

Khối ngoại tiếp tục mua ròng trên sàn HOSE, với giá trị 386,8 tỷ đồng. Nổi bật là SSI (+64,1 tỷ đồng), tiếp đến là LPB (+52,7 tỷ đồng), GAS (+41,4 tỷ đồng), MWG (+40,3 tỷ đồng), DPM (+36,4 tỷ đồng) … Phía bán ròng, nhiều nhất là VHM (-37,8 tỷ đồng), tiếp theo là FUEVFVND (-16,6 tỷ đồng), E1VFVN30 (-16,4 tỷ đồng), VCB (-11,1 tỷ đồng ), CTD (-9,3 tỷ đồng) …

Lực cầu và khối lượng giao dịch gia tăng tốt ở các cổ phiếu vốn hóa lớn, với chỉ số VN30 vượt được kháng cự MA20 (1.234 điểm) tương tự như VNINDEX phiên 20/07/2022 sau khi vượt được kháng cự 1.185 điểm.  

Như vậy, chỉ số VNINDEX và VN30 đang khá đồng thuận khi đều vượt qua xu hướng giảm giá kéo dài và vùng kháng cự ngắn hạn mạnh tương ứng với MA20 xét theo biểu đồ kỹ thuật ngày. 

Sau khi vượt được xu hướng giảm giá kéo dài, VN-INDEX kỳ vọng sẽ rung lắc trên vùng hỗ trợ gần nhất 1.185 điểm – 1.190 điểm và tiếp tục hướng đến vùng tâm lý 1.200 điểm -1.211 điểm, tương ứng đỉnh giá cao nhất năm 2018.

Dự kiến, VN-Index sẽ tiếp tục thử thách vùng cản tâm lý 1.200 điểm trong phiên giao dịch tiếp theo. 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư