
-
VN-Index vững mốc 1.226 điểm trước kỳ nghỉ lễ
-
Fintech Việt Nam đầu tiên tham gia chương trình NVIDIA Inception
-
Hé lộ những doanh nghiệp lớn trong danh sách thoái vốn đợt 1 năm 2025 của SCIC
-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu
-
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ -
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán
Tiếp tục giảm điểm phiên thứ hai liên tiếp, VN-Index tuột khỏi ngưỡng 1.500 điểm.
Cả ba chỉ số giao dịch giằng co mạnh trong phiên sáng. Chỉ số sàn UPCoM đi lên từ phiên chiều, HNX-Index cũng ghi nhận sự bứt tốc trong phiên ATC. Chỉ riêng VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc đỏ. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,08 điểm (-0,27%) xuống 1.498,26 điểm. HNX-Index tăng 0,7 điểm (0,15%) lên 462,8 điểm. UPCoM-Index tăng 0,69 điểm (-0,59%) xuống 117,27 điểm.
Số lượng các cổ phiếu tăng/giảm ngang ngửa. Toàn sàn có 481 mã tăng, 47 mã tăng trần; trong khi số mã giảm và giảm sàn lần lượt là 414 mã và 13 mã. Các cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục là “hòn đá tảng” chặn đà tăng của chỉ số.
Không cổ phiếu nào trong nhóm 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất thị trường tăng giá.
Cổ phiếu hai tổ chức niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất là VCB và VHM giảm lần lượt 1,65% và 1,94%. Đây cũng là hai yếu tố kéo chỉ số sàn HoSE giảm nhiều nhất. Top 10 cổ phiếu tác động tiêu cực đến thị trường cũng có sự góp mặt của nhiều cổ phiếu ngân hàng (BID, CTG, VPB) và bất động sản (NVL, VIC, BCM), bên cạnh những ông lớn vốn hóa khác như GVR, HPG... Trong khi đó, một số dòng cổ phiếu vẫn giao dịch tích cực như chế biến thủy sản, dịch vụ vận tải, logistics, cảng biển…
Thanh khoản thị trường giảm so với phiên trước. Giá trị giao dịch trên ba sàn đạt 30.484 tỷ đồng. Giá trị khớp lệnh đạt 28.437 tỷ đồng, giảm 2,9% so với phiên hôm qua. Dòng tiền giao dịch nhiều nhất ở cổ phiếu DXG khi khối lượng chuyển nhượng vọt lên 21,8 triệu đơn vị, gấp đôi bình quân 10 phiên gần đây. Cổ phiếu HQC cũng ghi nhận giao dịch đột biến. Chỉ trong ba phiên liên tiếp, khối lượng giao dịch cổ phiếu HQC đã xấp xỉ 117,7 triệu đơn vị, tương đương 24,7% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành. HQC cũng nằm trong top 5 cổ phiếu giao dịch nhiều nhất trong phiên, lần lượt là DXG, DGC, HPG, NVL và HQC.
Giá trị giao dịch cổ phiếu DGC đạt xấp xỉ 774 tỷ đồng, trong đó, khối ngoại vẫn đang là bên mua chính khi giải ngân ròng tới 360 tỷ đồng, bao gồm 458 tỷ đồng chi mua thêm cổ phiếu và hơn 95 tỷ đồng thu về từ bán cổ phiếu DGC.
DGC tiếp tục là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất. Tuy nhiên, lực bán lớn tại một số cổ phiếu khác như DXG, VNM khiến khối ngoại quay trở lại bán ròng hơn 132 tỷ đồng. Cá nhân trong nước là bên mua ròng chính. Thống kê của Fiingroup cho thấy, cá nhân trong nước đã mua ròng gần 500 tỷ đồng trên sàn HoSE qua giao dịch khớp lệnh; trong khi tổ chức trong nước bán ròng 399 tỷ đồng, khối ngoại bán ròng hơn 100 tỷ đồng.

-
Công ty con của Crystal Bay tăng vốn trái cam kết trái phiếu -
Nam Long: Đàm phán bán một phần dự án Izumi, bắt đầu bàn giao EhomeS Cần Thơ -
Triển vọng nâng hạng thúc đẩy M&A trong lĩnh vực chứng khoán -
REE bất ngờ bị xử phạt vì vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán -
Imexpharm đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 2.981 tỷ đồng tại ĐHĐCĐ 2025 -
Doanh nghiệp thận trọng với thuế quan trong mùa đại hội -
Những thay đổi quan trọng nhà đầu tư cần biết khi áp dụng KRX
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)