-
Lợi nhuận quý IV2024 của Sacombank tăng 68% -
Agribank tham gia hai dự án lớn về tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu -
Kinh doanh tích cực, TPBank được kỳ vọng tăng trưởng cao -
Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024 -
Chỉ số DXY vượt mốc 108 điểm, tỷ giá tăng áp lực -
USD neo cao trên đỉnh 13 tháng, giá vàng trồi sụt mạnh
Ngân hàng Nhà nước cho biết, những năm gần đây, các khoản giải ngân của ngân sách nhà nước (NSNN) vẫn chậm so với yêu cầu dẫn đến tồn ngân ngân quỹ nhà nước (là các khoản NSNN thu từ nền kinh tế qua thu thuế, thu từ phát hành trái phiếu…, nhưng chưa được giải ngân) đang ở mức cao, chiếm 6,94% tổng phương tiện thanh toán (cuối năm 2022 là 6,42%, cuối năm 2021 là 4,97%).
Các khoản tồn ngân ở mức cao, ngày càng bị tích tụ chưa được sử dụng, tồn đọng tại NSNN làm giảm lượng tiền trong nền kinh tế, theo đó đã gây khó khăn cho việc huy động vốn của doanh nghiệp để đầu tư vào hoạt động sản, xuất kinh doanh cũng như của tổ chức tín dụng. Trường hợp cầu về vốn của nền kinh tế tăng để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế, việc cung về vốn bị đọng tại NSNN sẽ gây khó khăn cho việc giảm lãi suất của hệ thống ngân hàng.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, việc thực hiện chủ trương giảm lãi vay theo chỉ đạo của Quốc hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Thứ nhất, do các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, các tổ chức tín dụng huy động vốn với lãi suất ở mức cao và các khoản huy động này chưa đến thời hạn thanh toán.
Thứ hai, mặt bằng lãi suất thế giới tiếp tục gia tăng và vẫn ở mức cao trong các tháng đầu năm 2023; các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới tiếp tục tăng lãi suất và neo giữ ở mức cao.
Thứ ba, áp lực lạm phát trong và ngoài nước, đặc biệt là lạm phát cơ bản còn cao và dai dẳng nên vẫn tiềm ẩn rủi ro lạm phát.
Thứ tư, thị trường vốn chưa phát triển, hoạt động sản xuất, kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng (tỷ lệ tín dụng/GDP cuối năm 2022 ở mức khoảng 126%22); ngân hàng chủ yếu huy động vốn ngắn hạn nhưng vẫn phải đáp ứng các nhu cầu cho vay trung dài hạn.
Tỷ giá nóng lên cũng đang gây áp lực lớn. Từ năm 2022 đến nay, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất điều hành 11 lần (với 7 lần tăng trong năm 2022 và 4 lần tăng từ đầu năm 2023 đến nay), đưa lãi suất điều hành USD lên mức cao nhất trong 22 năm qua.
Bên cạnh đó, chỉ số đo lường sức mạnh USD quốc tế DXY cũng tăng mạnh từ mức 99 khoảng giữa tháng 7/2023 lên mức 106,7 hiện nay, gây áp lực mất giá lên các đồng tiền trong đó có đồng Việt Nam. Việc Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh lãi suất điều hành đối với VND dẫn đến tình trạng lãi suất USD cao hơn nhiều lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng, qua đó, đã và đang gây áp lực lớn lên tỷ giá USD/VND.
Tính đến ngày 27/9/2023, VND mất giá khoảng 3,5% so với cuối năm 202223. Trong thời gian tới, Fed dự kiến duy trì lãi suất USD ở mức cao, do đó, tỷ giá và thị trường trong nước tiếp tục chịu áp lực rất lớn.
-
Thẻ Eximbank: Chìa khóa mở ra trải nghiệm độc đáo tại HOZO 2024 -
Cơ hội vay vốn tiền tỷ với lãi suất từ 0% dành riêng cho các chủ shop -
Chỉ số DXY vượt mốc 108 điểm, tỷ giá tăng áp lực -
USD neo cao trên đỉnh 13 tháng, giá vàng trồi sụt mạnh -
Sacombank tích cực triển khai các giải pháp thanh toán không tiền mặt cho giao thông xanh TP.HCM -
Ngân hàng đối mặt với rủi ro công nghệ -
Agribank vinh dự đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up