-
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica
Doanh nghiệp lớn dẫn dắt thị trường
Xu hướng đầu tư vào chế biến rau, củ, quả gắn với vùng sản xuất nguyên liệu quy mô lớn tại Việt Nam đang nở rộ trong vòng 5 năm trở lại đây, với những doanh nghiệp dẫn dắt thị trường như Doveco, Vina T&T Group, Nafoods, Lavifood…, hình thành những nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu quy mô lớn trong khu vực.
Động thái này đã đưa năng lực chế biến và xuất khẩu rau quả của Việt Nam không ngừng tăng lên, cao điểm vào năm 2018 với kim ngạch xuất khẩu vượt 3,8 tỷ USD.
Hai năm gần đây, do tác động của dịch bệnh Covid-19 cùng với việc Trung Quốc điều chỉnh chính sách nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm xuống mức 3,76 tỷ USD (năm 2019) và 3,27 tỷ USD (năm 2020).
Tuy nhiên, sự sụt giảm này không ảnh hưởng tới xu hướng đầu tư. Trái lại, ngành sản xuất và chế biến rau quả vẫn đang được các doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, rót một lượng vốn lớn nhằm đẩy mạnh phát triển, tận dụng dư địa của thị trường nội địa và thế giới đang gia tăng.
Nguồn vốn đổ vào ngành sản xuất này được dự báo tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, bởi Đề án Phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối tháng 3/20201 với tham vọng đưa rau quả sớm gia nhập các ngành hàng có giá trị xuất khẩu chạm mốc 8 - 10 tỷ USD/năm. Trong đó, tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến đạt 30% trở lên, công suất chế biến rau quả đạt 2 triệu tấn sản phẩm/năm, gấp gần 2 lần so với năm 2020…
Để có được mức tăng trưởng xuất khẩu này, cần có thêm nhiều dự án lớn, đẩy mạnh đầu tư nâng cao năng lực chế biến rau quả.
Cụ thể, Đề án đặt mục tiêu, giai đoạn 2021 - 2025, thu hút đầu tư mới 20 - 25 cơ sở chế biến quy mô lớn và vừa tại các vùng sản xuất rau quả tập trung; giai đoạn 2026 - 2030, căn cứ tình hình thị trường và khả năng tổ chức sản xuất nguyên liệu để tiếp tục đầu tư khoảng 30 - 35 cơ sở chế biến.
Bên cạnh đó, Đề án nhấn mạnh nhiệm vụ đẩy mạnh chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm từ nguyên liệu rau quả và từ phế phụ phẩm sau chế biến; phấn đấu trong giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân trên 10%/năm…
Chế biến sâu để nâng giá trị
Ba năm qua, ngành rau quả đón thêm 8 nhà máy chế biến mới, với tổng vốn đầu tư lên tới 6.152 tỷ đồng. Năm 2020, hai nhà máy lớn tại Sơn La, gồm Nhà máy Chế biến chanh leo, rau, củ, quả xuất khẩu của Tập đoàn Nafoods, tổng vốn 200 tỷ đồng và Nhà máy Chế biến quả, đồ uống nước hoa quả công nghệ cao của Tập đoàn TH tại Sơn La, tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng (giai đoạn I) đã được khánh thành.
Trước đó, năm 2019, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) đã đưa vào hoạt động Trung tâm Chế biến rau quả Doveco Gia Lai có công suất 52.000 tấn sản phẩm/năm. Ở khu vực phía Nam, Nhà máy Chế biến rau củ Tanifood tại Tây Ninh của Lavifood cũng được khánh thành với tổng vốn đầu tư 1.780 tỷ đồng…
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, rau, củ, quả chiếm diện tích ít hơn một số loại cây trồng khác, nhưng mang lại giá trị xuất khẩu lớn.
Tuy nhiên, số lượng nhà máy chế biến sâu vẫn chưa theo kịp nhu cầu phát triển của ngành. Hiện cả nước chỉ có khoảng 160 nhà máy chế biến rau quả các loại, riêng tại Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có khoảng 5 - 6 cơ sở. Trong số 27 triệu tấn rau, quả sản xuất ra mỗi năm, chỉ có trên 1 triệu tấn được đưa vào chế biến.
Để nâng giá trị sản phẩm rau, củ, quả, con đường duy nhất là phải thông qua khâu chế biến. Cùng với việc đón lõng nhu cầu thị trường xuất khẩu và cú hích từ Đề án Phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030, thời gian tới sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực này.
Theo kế hoạch, Tập đoàn TH sẽ nâng mức đầu tư toàn Dự án Nhà máy chế biến quả, đồ uống nước hoa quả công nghệ cao tại Sơn La lên 3.500 tỷ đồng.
Ngay trong năm nay, Dự án Trung tâm chế biến rau, quả Doveco tại Sơn La sẽ hoàn thành, đi vào hoạt động với năng lực thu mua và chế biến hàng trăm ngàn tấn sản phẩm rau quả các loại như: chanh dây, xoài, dứa, chuối, bơ, ngô ngọt, rau chân vịt, đậu tương và nhiều loại rau, quả khác của tỉnh Sơn La.
Ngoài ra, Dự án Nhà máy Haphofood chế biến rau củ quả tại Hải Phòng do Công ty TNHH Haphofood (Lavifood sở hữu 100% vốn) được khởi công từ năm 2019 cũng sẽ sớm được đưa vào hoạt động trong thời gian tới để tăng lực cho xuất khẩu rau quả. Nhà máy này có 6 dây chuyền sản xuất hiện đại được nhập khẩu hoàn toàn từ châu Âu. Toàn bộ quy trình sản xuất khép kín với những quy định nghiêm ngặt và tự động hóa chiếm 80%. Phần còn lại của quy trình là bán tự động và thủ công ở các khâu như: lựa chọn trái cây, cắt gọt vỏ, tạo hình.
Tập đoàn Nafoods cũng đã ký thỏa thuận với UBND tỉnh Tây Ninh để đầu tư 3.000 tỷ đồng xây dựng vùng cây ăn trái xuất khẩu tại tỉnh này. Sau khi vùng nguyên liệu trái cây đáp ứng tối thiểu 150 tấn/ngày, Nafoods sẽ đầu tư xây dựng tổ hợp nhà máy sản xuất, chế biến tại Tây Ninh để tạo ra kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt tối thiểu 100 triệu USD/năm.
-
Cần tăng quyền tự chủ, tự quyết của doanh nghiệp nhà nước -
Doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu, Bộ Công thương nói cần lộ trình -
Vingroup nghiên cứu và phát triển người máy; PV Drilling lập liên doanh tại Indonesia; Hòa Phát chuẩn bị làm sắt đường ray -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 3: Thể chế nào để làm lớn
-
Viettel tuyển dụng 101 sinh viên xuất sắc vào làm việc -
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Thương nhân phối vẫn được phép mua bán xăng dầu của nhau? -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu