
-
Bình Định nghiên cứu khai thác cát nhiễm mặn tại Đầm Thị Nại để phục vụ san nền
-
Hà Nội quy định mới về lập, phê duyệt và bố trí kinh phí sửa chữa tài sản công
-
Kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội duyệt chủ trương đầu tư Dự án vành đai 4 TP.HCM
-
Cần cơ chế đột phá, cởi mở hơn về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học
-
TP.HCM tăng tốc gỡ vướng thủ tục thúc giải ngân vốn đầu tư công -
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm 2024
Ngày 8/5, UBND TP.HCM tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tháng 5/2025.
Tại phiên họp, bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2025, tính chung cả vốn thu hút được dưới hình thức cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và vốn thu hút được qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của doanh nghiệp trong nước, Thành phố thu hút được hơn 1,5 tỷ USD vốn FDI, tăng 64,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, trong các dự án FDI mà Thành phố cấp phép có 12 dự án đầu tư vào đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D) với tổng mức đầu tư là 52 triệu USD.
![]() |
Nhân viên của Intel thực hiện đóng gói chip tại Khu công nghệ cao TP.HCM. Ảnh: Lê Toàn |
Để tiếp tục thu hút dòng vốn ngoại trong thời gian tới, bà Mai cho biết, Thành phố sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thúc đẩy chương trình đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ứng dụng công nghệ cao.
Nêu giải pháp thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, ông Lê Văn Thinh, Trưởng ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (Hepza), cho biết Hepza sẽ bám sát các nhà đầu tư tiềm năng để mời gọi đầu tư theo cơ chế thu hút đặc biệt đã được Quốc hội thông qua.
Bên cạnh đó, Hepza đang rà soát và phát triển quỹ đất mới, với mục tiêu mở rộng thêm khoảng 1.000 ha trong vòng 3 năm tới.
Năm 2025, TP.HCM sẽ đầu tư hạ tầng cho 4 dự án trong các khu công nghiệp, đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục đầu tư để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Còn TS. Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM cho rằng, trong bối cảnh TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hợp nhất, đây là thời gian bắt đầu chuẩn bị đón làn sóng đầu tư, kinh doanh mới.
Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW trị về phát triển kinh tế tư nhân, ông Vũ cho rằng, TP.HCM cần đi đầu xây dựng những chương trình, sáng kiến để phát triển kinh tế tư nhân. Đây là đòn bẩy để thúc đẩy kinh tế TP.HCM phát triển bứt phá trong giai đoạn tới.
-
Bình Định nghiên cứu khai thác cát nhiễm mặn tại Đầm Thị Nại để phục vụ san nền
-
Hà Nội quy định mới về lập, phê duyệt và bố trí kinh phí sửa chữa tài sản công
-
Kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội duyệt chủ trương đầu tư Dự án vành đai 4 TP.HCM
-
Cần cơ chế đột phá, cởi mở hơn về thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học
-
Gấp rút hoàn tất thủ tục, cầu Tứ Liên sẽ khởi công đúng kế hoạch -
Dự án sân golf Huế bị chấm dứt, Thiên An còn 24 tháng để xử lý tài sản -
TP.HCM tăng tốc gỡ vướng thủ tục thúc giải ngân vốn đầu tư công -
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài gấp 3,1 lần so với cùng kỳ năm 2024 -
Hải Dương: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng -
Dự án Đại Hùng giai đoạn 3 đón dòng dầu thương mại đầu tiên -
Vốn FDI đổ vào TP.HCM tăng vọt so với cùng kỳ
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt