
-
Hải Phòng đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp công nghệ cao
-
Liên danh GELEXIMCO trúng thầu cao tốc Nam Định - Thái Bình vốn 19.784 tỷ đồng
-
Tầm nhìn chiến lược cho Trung tâm tài chính TP.HCM
-
TP.HCM đánh thức ”rồng xanh”
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), doanh nghiệp được đánh giá có quy mô lớn nhất trong ngành dệt may, sở hữu gần 100 doanh nghiệp thành viên, đóng góp 15% tổng kim ngạch xuất khẩu, song cũng rất chật vật trong đầu tư các dự án thượng nguồn.
![]() |
tTrong những năm qua, doanh nghiệp dệt may trong nước đầu tư rất ít vào dệt, nhuộm hoàn tất. |
Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex thừa nhận, vốn mỏng đang là lực cản lớn đối với các doanh nghiệp dệt may trong việc gia tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Nếu so với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), thì quy mô vốn của những doanh nghiệp đầu tàu của Vinatex cũng còn khá khiêm tốn. Có quy mô vốn lớn nhất trong Vinatex là Tổng công ty cổ phần Phong Phú, song vốn chủ sở hữu cũng chỉ ở mức 700 tỷ đồng. Các doanh nghiệp lớn khác có quy mô vốn nhỏ hơn nhiều, như Việt Tiến (200 tỷ đồng), May 10 (hơn 100 tỷ đồng), Nhà Bè (150 tỷ đồng)…
“Với quy mô vốn như vậy thì làm sao có thể đầu tư chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, nhất là khâu nguyên phụ liệu để nhận các đơn hàng ODM (thiết kế và chế tạo sản phẩm theo đơn đặt hàng, chủ động nguyên phụ liệu)”, ông Trường nhấn mạnh.
Trong khi doanh nghiệp nội loay hoay tìm vốn, thì ngành dệt may trong nước lại chứng kiến tốc độ đầu tư chóng mặt của các nhà đầu tư nước ngoài vào các khâu thượng nguồn.
Đơn cử, chỉ trong một thời gian rất ngắn thâm nhập thị trường Việt Nam, Tập đoàn Texhong (Trung Quốc) đã gia tăng rất nhanh năng lực cung ứng sợi. Ngoài Dự án đầu tiên tại Đồng Nai với 2 nhà máy, quy mô 500.000 cọc sợi, giữa năm 2012, Texhong đã khởi công xây dựng nhà máy sợi trên diện tích gần 400.000 m2, có quy mô 500.000 cọc sợi tại Khu công nghiệp Hải Yên (Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD.
Cần phải nói thêm rằng, quy mô ngành sợi Việt Nam hiện có 5 triệu cọc sợi, thì riêng một dự án của Texhong Đồng Nai đã chiếm 10% sản lượng.
Do hạn chế về vốn, nên các doanh nghiệp của Vinatex chủ trương lựa chọn đầu tư vào những lĩnh vực vừa sức mình hơn, cho hiệu quả cao hơn. Chính vậy, trong những năm qua, doanh nghiệp dệt may trong nước đầu tư rất ít vào dệt, nhuộm hoàn tất.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần May Hưng Yên (Hugaco) cho rằng, trong điều kiện tiềm lực ngành còn quá nhỏ, Việt Nam lại đang đứng trước cơ hội lớn từ các hiệp định thương mại tự do, thì cần mở cửa thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư vào những khâu ta còn yếu.
“Trong phân công chuỗi, nên chọn khâu nào trong chuỗi mà mình có lợi thế nhất để làm. Nếu cứ loay hoay chọn khâu không có lợi thế, còn quá sức với mình, thì rất chật vật và đồng vốn sử dụng sẽ không hiệu quả”, ông Dương nói.
Thế Hải
-
Hành trình từ vùng đất mới đến thành phố năng động nhất quốc gia -
Thủ tướng thúc tiến độ triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Việt Nam sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế -
Hải Dương đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tạo mặt bằng sạch cho các khu công nghiệp -
Huế: Hợp long cầu vượt cửa biển Thuận An -
Hà Nội quyết chi gần 12.000 tỷ đồng cho dự án cầu Ngọc Hồi -
Sôi động những công trường cao tốc “không nghỉ” lễ
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025