
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
-
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý vũ khí, vật liệu nổ
-
Thu hồi gần 260 tỷ đồng và 140.000 USD trong vụ án tại Tập đoàn Thuận An
-
Bắt Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục vụ kẹo rau củ Kera
-
Vi phạm tại hàng loạt gói thầu, Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh bỏ trốn -
Bộ Công an đang tiếp nhận hồ sơ vụ cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức
Luật sư Phan Trung Hoài, bào chữa cho bị cáo Đinh La Thăng tập trung xét hỏi về Nghị quyết góp vốn lần 3.
![]() |
Bị cáo Đinh La Thăng khẳng định không biết Nghị quyết góp vốn đợt ba góp 100 tỷ đồng ngày 16/5/2011, nâng tổng vốn góp của PVN tại Oceanbank lên 800 tỷ đồng để duy trì tỷ lệ nắm giữ 20% vốn (!?) |
Trả lời luật sư Hoài, bị cáo Đinh La Thăng khẳng định không biết Nghị quyết góp vốn đợt ba góp 100 tỷ đồng ngày 16/5/2011, nâng tổng vốn góp của PVN tại Oceanbank lên 800 tỷ đồng để duy trì tỷ lệ nắm giữ 20% vốn.
Bị cáo Đinh La Thăng khai nhận, không ký, không biểu quyết nghị quyết trên. Bị cáo đi công tác và ủy quyền điều hành cho Nguyễn Xuân Thắng (nguyên Thành viên HĐTV PVN). “Khi về, bị cáo không được anh Thắng báo cáo. Nếu biết bị cáo đã cho dừng lại. Nhưng bị cáo nhận trách nhiệm là người đứng đầu và người ủy quyền, nhận trách nhiệm thay cho anh Thắng, anh Đức. Nghị quyết chưa phù hợp với pháp luật nên bị cáo nhận trách nhiệm”, bị cáo Thăng khai.
Cựu Chủ tịch HĐQT PVN cũng khai nhận, theo Luật các tổ chức tín dụng 2010, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hướng dẫn triển khai thực hiện việc thoái vốn. Với lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, việc giảm tỷ lệ sở hữu phải có hướng dẫn. Với PVN, việc thoái vốn phải có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Nếu có chủ trương thoái vốn từ năm 2014 thì không có sự việc xảy ra.
“Việc thoái vốn phải có lộ trình trong hướng dẫn, không phải thích cho thì cho, thích rút thì rút, đảm bảo không ảnh hưởng quyền lợi cổ đông khác”, bị cáo Thăng khai nhận và cho rằng đến tháng 6/2015, NHNN có thông tư hướng dẫn thoái vốn đối với các đơn vị sở hữu vượt 15% tại các tổ chức tín dụng.
Bị cáo Thăng khai nhận, tại cuộc họp tái cấu trúc PVN hồi tháng 3/2011, HĐQT thống nhất ra nghị quyết nội dung chuyển nhượng bớt tỷ lệ vốn tại Oceanbank. Đến tháng 8/2011, bị cáo chuyển công tác. Khi vụ án bị khởi tố, bị cáo biết thông tin Oceanbank có văn bản đề nghị PVN thoái vốn. PVN tìm đối tác là một doanh nghiệp Singapore và doanh nghiệp trong nước nhưng việc thoái vốn không triển khai.
Bị cáo Vũ Khánh Trường (nguyên Thành viên HĐTV PVN) cũng có lời khai thể hiện, năm 2012, PVN có kế hoạch thoái vốn ở Oceanbank và các doanh nghiệp không phải là hoạt động chính của Tập đoàn. PVN có đề án tái cấu trúc doanh nghiệp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ, lộ trình đến hết năm 2015. Để triển khai việc thoái vốn, PVN tìm đối tác chuyển nhượng. Sau quá trình tìm kiếm có 2 doanh nghiệp muốn tiếp quản 20% phần vốn của PVN tại Oceanbank trong đó có 1 đơn vị ở Singapore và một đơn vị trong nước. Ban đầu Thủ tướng có ý kiến đồng ý nhưng sau 2 tuần có công văn ngừng việc thoái vốn để thực hiện Nghị quyết 15.
Tại tòa, bà Phan Thị Hòa, nguyên Thành viên HĐTV PVN cho biết, PVN chủ trương đi tìm các ngân hàng khác để giải quyết tồn tại của Ngân hàng Hồng Việt. Với riêng Oceanbank, HĐTV không được biết việc thỏa thuận. Biên bản thỏa thuận nếu không có tính pháp lý phải ghi là biên bản ghi nhớ. Chính vì ghi là bản thỏa thuận tức là có sự ràng buộc giữa các bên.
“Với các ngân hàng khác, chúng tôi có biên bản làm việc, biên bản thỏa thuận đều có sự tham gia của HĐQT, HĐTV. Nếu muốn đầu tư phải có báo cáo, HĐQT thông qua báo cáo rồi mới ban hành Nghị quyết góp vốn. Còn nếu để góp vốn phải có nghị quyết chuyển tiền góp vốn. Trong lần góp vốn thứ nhất có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ cho phép mua nhưng trách nhiệm của người quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa làm tròn, vì chưa có báo cáo chính thức đánh giá tình hình tài chính của Oceanbank”, bà Hòa nói thêm.
Trước cáo buộc ký biên bản thỏa thuận không thông qua HĐQT, bị cáo Đinh La Thăng lý giải, việc ký biên bản thỏa thuận với Hà Văn Thắm để hai bên có căn cứ báo cáo HĐQT. Biên bản này không có chế tài cụ thể.
Đề cập về vấn đề thoái vốn, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó tổng giám đốc PVN) cũng cho rằng, Luật Các tổ chức tín dụng cần phải có nghị định hướng dẫn mới thực hiện.
“Theo tư duy của chúng tôi, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép PVN góp vốn 20% vào Oceanbank; khi chưa xin phép Thủ tướng thì tuyệt nhiên không được giảm. Nếu giảm sẽ làm ảnh hưởng quyền lợi của nhà nước”, bị cáo Sơn khai.

-
Dự án Tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân: Gian nan tái khởi động
-
Thủ tướng chỉ đạo triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
-
Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm nếu buông lỏng quản lý vũ khí, vật liệu nổ
-
Thu hồi gần 260 tỷ đồng và 140.000 USD trong vụ án tại Tập đoàn Thuận An
-
Bắt Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục vụ kẹo rau củ Kera -
Vi phạm tại hàng loạt gói thầu, Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh bỏ trốn -
Bộ Công an đang tiếp nhận hồ sơ vụ cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức -
Bà Trương Mỹ Lan đề nghị SCB cung cấp lại số liệu để toà làm rõ vụ án -
Cẩn trọng "sập bẫy" chào bán nhà giá rẻ -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phòng ngừa, xử lý lừa đảo trên không gian mạng -
Bà Trương Mỹ Lan xin được giảm nhẹ “nhiều nhất” có thể
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort