-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Đầu tư cho quê hương phải có tâm
10 năm lăn lộn đầu tư xử lý rác tại Việt Nam, điều gì khiến ông trăn trở nhất?
Thời điểm tôi nhận lời mời của lãnh đạo TP.HCM trở về, Đa Phước chỉ là một nơi hoang vắng. Trong điều kiện kinh tế, môi trường khi đó, Thành phố đã quyết định chọn công nghệ chôn lấp cho dự án của VWS là hoàn toàn phù hợp. Nhưng sau hơn 10 năm, với tốc độ tăng trưởng và đô thị hóa nhanh chóng, thành phần rác cũng biến đổi cả về lượng và chất. Trong khi đó, các cơ quan chức năng lại chưa thực hiện đủ các cam kết tương thích của dự án như phân loại rác tại nguồn, trồng cây xanh cách ly… Riêng việc trồng cây xanh cách ly mà lãnh đạo thành phố mới có chỉ đạo thực hiện gần đây, cũng cần 4-6 năm để phát huy tác dụng. Do vậy, trung thành với quan điểm chọn cái gì tốt nhất cho quê hương, chúng tôi quyết định sẽ thay “áo mới” cho VWS.
Doanh nhân David Dương. |
“Áo mới” của VWS được “dệt” như thế nào, thưa ông?
Tôi vừa bỏ chi phí thuê 3 đoàn chuyên gia độc lập từ Mỹ về để đánh giá lại dự án, công nghệ thực hiện, công thức, cách vận hành, trang thiết bị sử dụng, chế phẩm sử dụng khử mùi xem có phù hợp hay không. Nếu cái gì chưa tốt, thì sẽ điều chỉnh để làm tốt hơn. Chính từ kết quả này, nên khi Thành phố giao khối lượng rác lên đến 5.000 tấn/ngày, VWS đã đề xuất với Thành phố ứng dụng công nghệ đốt một phần để hạn chế chôn lấp.
Ưu điểm của công nghệ này là quy trình khép kín và sản phẩm tạo ra được tái sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể, lò đốt sẽ xử lý 40-50% tổng lượng rác bằng phương pháp đốt hình thành khí nhiên liệu, không chỉ sử dụng sản xuất điện, mà còn có thể sản xuất ra khí nén lỏng CNG dùng để phục vụ lại giao thông công cộng, vận chuyển rác. Công nghệ này cũng sản xuất phân bón dạng lỏng sử dụng trong nông nghiệp, phân compost…, hình thành một quy trình khép kín, vừa tiết kiệm vừa không gây nguy hại môi trường. Sau đốt, lượng rác đem chôn lấp chỉ còn khoảng 10%, hoàn toàn phù hợp với quy định của Chính phủ về vấn đề xử lý rác trong tương lai.
Được biết, công nghệ này đã được VWS nghiên cứu để áp dụng cho Khu công nghệ xanh Long An?
Đúng vậy, nhưng vì điều kiện thay đổi, nên chúng tôi sẵn sàng áp dụng công nghệ này cho Đa Phước trước. Nếu được chấp nhận, chúng tôi sẽ gấp rút triển khai công nghệ này và chỉ sau 14-16 tháng, nhà máy sẽ đi vào hoạt động, với điều kiện các thủ tục pháp lý phải được hoàn thiện.
Theo thiết kế, Khu công nghệ môi trường xanh ở Long An sẽ phải hình thành các trạm trung chuyển rác tại TP.HCM. Các trạm trung chuyển này sẽ đảm nhận xử lý ban đầu để sản xuất khí hóa lỏng CNG, nạp trở lại cho các xe vận chuyển rác, hình thành quy trình khép kín và Đa Phước sẽ trở thành một trạm trung chuyển kiểu mẫu. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang nghiên cứu đề xuất Thành phố đặt 2-3 trạm trung chuyển như vậy tại TP.HCM.
Chỉ làm điều tốt nhất
Ông quan niệm thế nào về chữ tâm trong đầu tư?
Tôi không phải là người giỏi nói, tôi chỉ quan niệm đơn giản là làm phải nhiều hơn nói và làm tốt hơn những gì mình đã cam kết, đó là thể hiện cái tâm. Đơn cử, trong cam kết đầu tư, VWS chỉ tiếp nhận xử lý rác. Nhưng thực tế, khi nhận rác, nhìn thấy các xe vận chuyển đổ rác quá dơ bẩn, chúng tôi nhận thấy không thể để các xe này chạy ra môi trường, vì đơn giản “chúng tôi thấy chịu không nổi thì người dân bên ngoài sao có thể chịu được”. Do vậy, ngay lập tức, chúng tôi đầu tư hệ thống rửa xe tự động…
Nhiều nhà đầu tư khi làm chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế, còn chúng tôi ngoài đầu tư phải nghĩ đến điều tốt nhất dành cho quê hương. Nói như thế không phải chúng tôi không quan tâm đến hiệu quả, mà ngoài hiệu quả còn là trách nhiệm của một người con với quê hương.
Mọi người xem rác là chất thải, nhưng với tôi, rác là tài nguyên, vấn đề là làm sao để rác mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng, cho xã hội bằng cách tái chế, tái sử dụng… Đó cũng là lý do khiến chúng tôi thắng thầu ở Hoa Kỳ. Các đối thủ là các công ty hàng đầu thế giới và Hoa Kỳ về xử lý rác nhưng thua CWS (công ty mẹ của VWS) vì họ chỉ chăm chăm vào lợi ích cá nhân, còn CWS biết suy nghĩ và gắn hiệu quả hoạt động với lợi ích cộng đồng.
Ông đã từng chia sẻ: “tương lai của tôi chính là Khu công nghệ môi trường xanh Long An”, tiến độ xây dựng dự án này hiện nay đến đâu, thưa ông?
Hiện nay, VWS đã xây xong cầu và đường dẫn với 6 làn xe đi vào. Ngoài đầu tư, việc quan trọng nhất của chúng tôi là phải bảo tồn cảnh quan, giữ hệ thống kênh rạch, cây xanh của khu vực, giữ thiên nhiên và giữ vùng đệm cây xanh, hệ sinh thái động thực vật của vùng. Dự án có tổng vốn đầu tư ban đầu khoảng 450 triệu USD. Khi hoàn thành, Dự án có thể xử lý tất cả các loại rác của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có nhiều loại rác hiện nay ở Thành phố chưa thể xử lý như chất thải độc hại; rác thải y tế; rác thải điện tử; rác thải lốp xe cũ… Một ưu điểm khác của dự án này là thậm chí không cần phân loại rác tại nguồn.
Mong ước của tôi là đưa dự án này trở thành dự án chung của xã hội. Do vậy, chúng tôi sẽ đầu tư ban đầu, sau đó sẽ cổ phần hóa để nhiều nhà đầu tư có thể tham gia, đặc biệt là Việt Kiều ở nước ngoài. Khó khăn nhất hiện nay là chúng tôi đang chờ thương thảo với Thành phố cho phép dùng công nghệ gì ở Long An. Điều này lệ thuộc vào khối lượng rác tiếp nhận.
Trên thực tế, Thành phố đã có quyết định đóng cửa các khu xử lý rác tại TP.HCM vào năm 2020, nhưng lại chưa có sự thương thảo về triển vọng xử lý tương lai. Điều này gây ra khó khăn trong việc chọn lựa công nghệ đầu tư vào Khu công nghệ môi trường xanh Long An. Thứ hai, Thành phố cũng chưa quyết về việc xây dựng các trạm trung chuyển, từ nay đến năm 2020 chỉ còn hơn 3 năm nếu không kịp đầu tư sẽ rất khó xử lý.
Qua phát biểu của ông tại hội nghị gặp gỡ kiều bào mới đây về các đề xuất hỗ trợ đầu tư cho kiều bào, có thể thấy vai trò một David ver 2.0 không chỉ đơn thuần là người trở về của hơn 10 năm trước, mà trở thành một David “thật sự Việt Nam”. Đâu là lý do làm nên sự thay đổi này?
Phải nhìn nhận một thực tế là, sau khi đất nước mở cửa, trong số nhiều Việt Kiều theo tiếng gọi trở về quê hương đầu tư, có rất nhiều người thất bại do nhiều nguyên nhân như: môi trường đầu tư thay đổi, thiếu hiểu biết về luật pháp; ngôn ngữ; xã hội; luật lệ; va vấp thực tế thiếu sự hỗ trợ… Tôi là một trong những Việt Kiều gắn bó và thành công ở quê hương. Với mong muốn làm “cầu nối”, tôi thấy mình cần phải chia sẻ, hỗ trợ họ để hạn chế khó khăn. Tôi muốn dùng mình để làm điển hình và chia sẻ sự thành công của mình để anh em Việt kiều lạc quan và tin tưởng trở về đầu tư nhiều hơn. Đó mới chính là “tài sản” tôi muốn đóng góp thật sự cho quê hương, chứ không chỉ đơn thuần là dự án đầu tư của tôi.
Năm vừa qua là năm có nhiều sóng gió với VWS, điều gì đã giữ cho ông niềm tin sắt đá để đi đến cùng?
Với doanh nhân như chúng tôi, không gặp khó khăn thì không phải là kinh doanh. Nói cách khác, khó khăn chính là “gia vị” cho nghiệp kinh doanh, vấn đề là cách vượt qua khó khăn như thế nào mới thể hiện bản lĩnh. Một điểm tôi rất thích ở Việt Nam là các vị lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương đều biết cách lắng nghe, thấu hiểu được những khó khăn của doanh nghiệp và có nhiều cách tháo gỡ khó khăn.
Có những lúc quá áp lực, tôi luôn suy nghĩ đây là quê hương của mình, không phải là nơi mình lấy lợi nhuận làm trọng, nên phải đặt lợi ích của quê hương trên hết. Tôi đã động viên các cộng sự rằng, lợi nhuận của chúng ta chính là dự án ở Hoa Kỳ đang hoạt động tốt và phát triển. Do vậy, trước những áp lực, đừng xem đó là khó khăn, hãy xem đó là thách thức, bài học để trải nghiệm, nâng cao kỹ năng quản trị của mình.
Mặt khác, tôi cũng muốn chứng minh với mọi người rằng, chọn lựa đầu tư về Việt Nam của tôi là hoàn toàn đúng đắn và tôi không bao giờ hối hận về quyết định của mình. Tôi chỉ băn khoăn một điều là làm thế nào để có thể làm tốt hơn thôi!
Một điểm đáng mừng khác là trong khó khăn, tôi nhận được rất nhiều sự ủng hộ, động viên, chia sẻ từ rất nhiều người không quen biết trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter… Đây là nguồn động viên cho tôi và gia đình rất nhiều trong quá trình vận hành các dự án tại Việt Nam, khiến chúng tôi cảm thấy không đơn độc, giúp tôi có thêm động lực để đi đến cùng.
Quan niệm của tôi là dù có khó khăn gì, thì chúng ta chỉ cần làm tốt và tốt hơn. Nếu khó khăn, thì hãy tìm hiểu kỹ lưỡng, nghiên cứu xem tại sao mình chưa hoàn thiện và làm thế nào để hoàn thiện tốt hơn. Nói cách khác, những khó khăn chính là lời nhắc nhở giúp mình hoàn thiện hơn.
-
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Chu Văn Nam, nhà sáng lập thương hiệu Nada Oils: Tìm chỗ đứng trên thị trường tinh dầu
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"