
-
Thu thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ: Tạo “sân chơi” công bằng hơn cho hàng Việt
-
Căng thẳng thương mại nóng lên từng ngày, doanh nghiệp cần chủ động ứng phó
-
Ngành thuỷ sản dự đoán tăng xuất khẩu nhờ thuế quan của Mỹ
-
Thách thức với ngành gỗ và nội thất trong mở rộng, tìm kiếm khách hàng
-
100.000 tấn gạo trắng Việt Nam sẽ xuất sang Bangladesh -
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34
Nguy cơ chiến tranh thương mại đặt ra bài toán khó đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay. Nếu Mỹ áp thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ một số quốc gia, chi phí xuất khẩu nhanh chóng đội lên, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp và cả giá bán ra trên thị trường.
Ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phúc Sinh cho rằng, các biện pháp bảo hộ có thể khiến việc nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị sản xuất gặp khó khăn, kéo theo chi phí gia tăng và ảnh hưởng đến năng suất. Ngoài ra, khi có tin tức về chiến tranh thương mại, tâm lý nhà đầu tư, nhà nhập khẩu có thể dao động, khiến các kế hoạch hợp tác dài hạn hoặc đơn hàng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Tuy nhiên, thách thức luôn đi kèm cơ hội, Việt Nam đang có lợi thế khi có nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc… Nếu Mỹ siết chặt nhập khẩu, đây là cơ hội để doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.
![]() |
Trước biến động từ thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu nhanh chóng mở rộng thị trường. |
Ghi nhận tại Phúc Sinh, giá trị xuất khẩu trong năm 2024 đạt gần 320 triệu USD dù có nhiều biến động trên thị trường quốc tế. Các sản phẩm chủ lực như cà phê, tiêu, điều vẫn duy trì được sức hút nhờ khả năng truy xuất nguồn gốc và đạt các tiêu chuẩn như Rainforest Alliance (RA) và ESG.
Trong đó, xuất khẩu sang châu Âu, Đức, Nhật Bản, các nước Trung Đông tăng trưởng tốt nhờ ưu đãi thuế quan và nhu cầu cao đối với sản phẩm phát triển bền vững, chế biến sâu.
“Chúng tôi đã may mắn khi nhận định đúng tình hình và có những phương án ứng phó linh hoạt. Theo đó, thay vì làm kế hoạch kinh doanh theo tháng, theo năm, công ty đã chuyển sang làm theo tuần, thậm chí là hàng ngày. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn có sự cảnh giác cao với sự biến động của giá cả hàng hóa khi giá cà phê và giá tiêu tăng từ vài chục đến vài trăm phần trăm, chưa kể khi chiến tranh tại nhiều quốc gia trên thế giới bùng nổ, giá cả hàng hóa và cước tàu vận chuyển càng biến động”, ông Thông chia sẻ.
Trong năm 2025, Phúc Sinh đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu ở mức 15-20%. Với hoạt động xuất khẩu hơn 102 quốc gia, trong đó Mỹ chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, để giảm rủi ro từ các chính sách thương mại quốc tế đơn vị này định hướng luôn chủ động tìm kiếm các thị trường mới để tạo ra cơ hội buôn bán.
“Hàng năm, Phúc Sinh đi khắp các nước trên thế giới và chưa bao giờ nghĩ sẽ đứng yên tại chỗ để chờ đợi sự che chở của bất kỳ ai hay phụ thuộc vào một thị trường nhất định”, ông Thông chia sẻ.
Theo “vua tiêu” Phan Minh Thông, ngoài tích cực mở rộng thị trường, yếu tố tiên quyết là cần nhanh chóng đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe ngày càng gia tăng, giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng nước ngoài khi tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Với sản lượng xuất khẩu hơn 60.000 tấn cà phê và 30.000 tấn tiêu mỗi năm, thay vì chỉ bán nguyên liệu thô, đơn vị này đã đẩy mạnh sản xuất chế biến sâu. Song song đó, với hơn 20.000 ha vùng trồng cà phê đạt chuẩn Rainforest Alliance, đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ Mỹ và châu Âu; 100% hồ tiêu xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế; đầu tư mạnh vào chuỗi sản xuất bền vững… đang giúp Phúc Sinh thích ứng với các rào cản mới nhanh chóng.
Ông Phan Minh Thông nhận định, doanh nghiệp có thể tự thay đổi để thích ứng, nhưng sự hỗ trợ từ Chính phủ là chìa khóa giúp ngành hàng nông sản Việt Nam phát triển bền vững. Nếu có chính sách phù hợp về thuế, tín dụng, xúc tiến thương mại và bảo vệ lợi ích xuất khẩu, chúng ta không chỉ vượt qua thách thức mà còn tận dụng cơ hội để nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
“Chúng tôi mong muốn Chính phủ tăng cường đàm phán thương mại với Mỹ, EU về các chính sách thuế quan mới, đảm bảo hàng nông sản Việt Nam không bị ảnh hưởng tiêu cực. Đồng thời tham gia vào các tổ chức quốc tế, kiện các chính sách thuế không công bằng, bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp Việt Nam và tận dụng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường mới, giảm phụ thuộc vào Mỹ”, Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sinh kiến nghị.

-
“Vua tiêu” Phúc Sinh: Xuất khẩu cần thích ứng nhanh với rào cản thương mại mới -
Ngành thuỷ sản dự đoán tăng xuất khẩu nhờ thuế quan của Mỹ -
Ngày 20/2: Giá xăng RON95 vượt 21.300 đồng/lít -
Thách thức với ngành gỗ và nội thất trong mở rộng, tìm kiếm khách hàng -
100.000 tấn gạo trắng Việt Nam sẽ xuất sang Bangladesh -
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 -
Mận Úc chính thức vào Việt Nam
-
1 Nhà điều hành phát tín hiệu mới với tỷ giá
-
2 Tăng trưởng GDP đạt 8% trở lên: Khởi đầu cho sự bứt phá
-
3 Việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu phải cẩn trọng hơn
-
4 Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Nỗ lực cao nhất để nâng hạng thị trường chứng khoán
-
5 Việc bỏ “room” tín dụng khó tạo ra bong bóng bất động sản
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu