
-
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng
-
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng
-
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai
-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư
-
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu
Báo cáo tài chính riêng của Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (mã chứng khoán: MPC) ghi nhận doanh thu thuần quý đầu năm đạt 1.316 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ giá vốn bán hàng, công ty báo lãi gộp 101 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất sinh lời 7,6%.
Doanh thu hoạt động tài chính trong 3 tháng đầu năm đạt 37 tỷ đồng, giảm sâu so với mức 137 tỷ đồng của cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, chi phí tài chính cũng biến động theo hướng tích cực khi công ty chỉ ghi nhận 26 tỷ đồng, còn cùng kỳ lên đến 126 tỷ đồng. Sau khi trừ hết các khoản chi phí, Minh Phú báo lãi trước thuế 24,8 tỷ đồng, giảm 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong văn bản giải trình gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, ông Lê Văn Điệp, Phó tổng giám đốc Minh Phú cho biết nguyên nhân lợi nhuận tăng trưởng âm vì cổ tức từ công ty giảm mạnh so với cùng kỳ.
Tính đến cuối quý I, tổng tài sản công ty mẹ Minh Phú đạt 7.657 tỷ đồng, nhích nhẹ so với mức 7.571 tỷ đồng của cùng kỳ. Công ty có hơn 2.229 tỷ đồng nợ phải trả và hầu hết trong số này là nợ ngắn hạn. Theo báo cáo tài chính, Minh Phú hiện có vốn chủ sở hữu 5.428 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối kỳ đạt 1.131 tỷ đồng.
Trong báo cáo thường niên công bố gần đây, Minh Phú đặt mục tiêu năm nay sản lượng sản xuất đạt 56.000 tấn, qua đó mang về 15.805 tỷ đồng doanh thu. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt là 1.125,6 tỷ đồng và 1.021,5 tỷ đồng. Đây là lần thứ ba trong vòng 5 năm qua công ty đặt mục tiêu lãi trước thuế vượt mốc nghìn tỷ.
Theo ban lãnh đạo công ty, mục tiêu lãi nghìn tỷ năm 2024 đối mặt với không ít thách thức từ biến động kinh tế. Cụ thể, công ty nhận thấy vấn đề lạm phát cao có thể tiếp tục gây giảm nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản và tăng giá nguyên liệu nuôi trồng và chế biến. Công ty lựa chọn chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, tập trung vào chế biến sâu nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng và giữ chất lượng nguyên liệu đầu vào để đối mặt với thách thức này.
Vấn đề thứ hai được ban lãnh đạo Minh Phú đề cập là khủng hoảng giá năng lượng và cước phí vận chuyển. Theo đó, công ty cho biết sẽ theo dõi thị trường và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng sang các quốc gia châu Á nhằm giảm chi phí vận chuyển và tìm kiếm thị trường ngách cũng như tăng khả năng phục vụ thị trường nội địa. Cụ thể, công ty cho biết sắp tới sẽ khai thác mạnh trở lại thị trường trong nước với mục tiêu đưa tổng tỷ trọng doanh thu nội địa từ mức 1% hiện tại lên 5-10%.
-
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu -
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC -
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan -
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng -
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh