
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
-
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu
-
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Tổng lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang đã vượt 1.033,5 tỷ đồng
Vượt bão Covid-19 thành công, FPT tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt 7,6% và 12,8% trong năm 2020 so với cùng kỳ. Đây là thông tin vừa chính thức được FPT công bố.
Cụ thể, năm 2020, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của FPT đạt lần lượt 29.830 tỷ đồng và 5.261 tỷ đồng, tăng 7,6% và 12,8% so với cùng kỳ. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 4.119 đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Đây là kết quả của việc FPT nhanh chóng thích nghi với những bất ổn của nền kinh tế, chuyển đổi mọi hoạt động từ “thời bình sang thời chiến”; đề cao việc bảo toàn sức khỏe tài chính doanh nghiệp, đảm bảo dòng tiền ổn định, cắt giảm hoạt động không mang lại doanh thu hay hiệu quả trong ngắn hạn và đặc biệt tập trung đầu tư cho công nghệ lõi.
Đặc biệt, FPT đã tập trung tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội mới; linh hoạt, sáng tạo trong phương thức làm việc, tương tác với đối tác, khách hàng; đẩy mạnh cung cấp các giải pháp dịch vụ, nền tảng chuyển đổi số giúp khách hàng toàn cầu gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, vượt qua khủng hoảng và bứt phá trong bối cảnh bình thường mới.
FPT tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt 7,6% và 12,8% so với cùng kỳ. |
Trong cơ cấu doanh thu của FPT năm 2020, khối Công nghệ đóng góp 56% với 16.805 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ; khối Viễn thông chiếm 39% với 11.466 tỷ đồng, tăng 10,3% so với 2019. Trong khi đó, khối Giáo dục và Đầu tư đóng góp 5%.
Như vậy, khối Công nghệ tiếp tục dẫn đầu về tăng trưởng. Có được kết quả này là do nhu cầu đầu tư chuyển đổi số tăng trưởng mạnh trên phạm vi toàn cầu, doanh thu ký mới năm 2020 đạt 13.095 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2019.
Theo FPT thì năm 2020, số lượng khách hàng có doanh thu trên 500 ngàn USD tăng gần 19% trong khi số dự án có quy mô hàng triệu USD tăng 38,5% so với năm trước.
Nhờ vậy, chuyển đổi số - hoạt động kinh doanh chiến lược của FPT ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 31%, từ 2.453 tỷ đồng năm 2019 lên 3.219 tỷ đồng trong năm vừa qua.
Ở khối Viễn thông, do kiểm soát tốt chi phí và tối ưu hóa các dịch vụ mới như PayTV, biên lợi nhuận dịch vụ viễn thông của FPT đã tăng mạnh. Cụ thể, biên lợi nhuận trước thuế dịch vụ băng thông rộng tăng lên gần 20% trong khi các dịch vụ khác đạt mức trên 12%.
Trong khi đó, doanh thu khối Giáo dục tăng 22% so với năm 2019. Số học sinh trung bình cả năm 2020 của khối Giáo dục đạt 52.005 người, tăng 30,4% so với cùng kỳ.
Xét về thị trường, FPT cho biết, năm 2020, Tập đoàn tiếp tục thắng lớn trên đấu trường ngoại. Cụ thể, dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài trong năm 2020 đạt doanh thu 12.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.970 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 10,6% và 14,4% so với năm 2019. Trong đó, các thị trường như Nhật Bản và châu Á - Thái Bình Dương có mức tăng trưởng doanh thu ở mức 9% và 28%.
Có thể nói, năm 2020 đánh dấu bước chuyển mình vượt bậc của FPT khi khẳng định được vị thế công ty công nghệ hàng đầu Việt Nam trên đấu trường quốc tế khi ký kết nhiều hợp đồng tư vấn chuyển đổi số toàn diện, giá trị lớn cho các tập đoàn hàng đầu toàn cầu.
Vượt qua hàng trăm công ty công nghệ thông tin tên tuổi, FPT đã trở thành đối tác ưu tiên số 1 của hãng ô tô lớn hàng đầu tại Mỹ, với hợp đồng trị giá 150 triệu USD hay giành hợp đồng 200 triệu USD tư vấn và triển khai chuyển đổi số cho Tập đoàn Dầu khí quốc gia Malaysia, và trở thành đối tác công nghệ chiến lược của hãng đồ uống lớn nhất thế giới tại Nhật với doanh thu tiềm năng lên tới 100 triệu USD…
Cũng trong năm 2020, FPT đã mở rộng quy mô toàn cầu với 4 chi nhánh mới tại Canada, Trung Đông, Ấn Độ và Costa Rica, nâng tổng số văn phòng lên 52 tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng tại các khu vực trọng điểm như Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương cũng như toàn cầu.
Còn tại thị trường Việt Nam, doanh thu đạt 4.805 tỷ đồng, giảm nhẹ (2,6%) so với năm 2019 nhưng lợi nhuận trước thuế vẫn tăng trưởng xấp xỉ 7%, đạt 267 tỷ đồng.
Đây là kết quả đến từ việc tiết giảm chi phí, sử dụng nguồn lực chung giữa các bộ phận, hạn chế thuê ngoài, tăng cường bán hàng chéo và thiết kế các gói giải pháp tổng thể giúp khách hàng vượt khó, phục hồi trong đại dịch…

-
Cảng Đoạn Xá dừng kế hoạch chào bán 21,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Đến cuối năm 2026, Novaland mới đủ nguồn tiền để trả nợ vay và trái phiếu -
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi -
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng -
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Phát hành cổ phiếu đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hoá Xanh cho lãnh đạo chủ chốt
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu