Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
VWS muốn giải quyết dứt điểm rác thải và mùi hôi
Song Nguyễn - 17/09/2018 16:10
 
Quyết tâm giải quyết rác thải của TP HCM cũng là trách nhiệm của Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (Vietnam Waste Solutions – VWS) trong đầu tư, nâng cao năng lực xử lý rác, góp phần bảo vệ cảnh quan môi trường, cuộc sống cho người dân.

Rác thải quá nhiều

Tại hội nghị chuyên đề "Kêu gọi đầu tư xử lý rác bằng công nghệ đốt rác - phát điện đến năm 2025" tổ chức mới đây, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong chỉ đạo các sở ngành, đơn vị xử lý rác triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp xử lý rác thải. Lãnh đạo Thành phố cũng kêu gọi các doanh nghiệp quan tâm đầu tư công nghệ, ứng dụng các giải pháp xử lý rác tiên tiến, hiệu quả, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến môi trường.

Theo báo cáo mới nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP HCM, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của TP khoảng 8.700 tấn/ngày, chất thải rắn công nghiệp khoảng 1.500 - 2.000 tấn/ngày.

.
.

Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt ở TP HCM  tăng 5%/năm, đến năm 2020 là 10.081 tấn/ngày và năm 2025 là 12.864 tấn/ngày;  chất thải rắn công nghiệp tăng 6%/năm, 1.922 tấn/ngày vào năm 2020 và 2.497 tấn/ngày vào năm 2025; chất thải nguy hại tăng 8%/năm, cán mức 549 tấn/ngày vào năm 2020 và 807 tấn/ngày vào năm 2025; chất thải rắn y tế tăng 10%/năm, 2020 là 30 tấn/ngày và 2025 là 50,5 tấn/ngày.

Hiện nay, phương pháp xử lý chất thải rắn hiện nay của TP HCM đa phần vẫn là chôn lấp. Để nâng cao hiệu quả xử lý rác, chủ trương của TP HCM là kêu gọi doanh nghiệp đầu tư công nghệ, nghiên cứu,  ứng dụng các giải pháp xử lý rác mới, tiến tới tái chế rác phục vụ đời sống. Mục tiêu của TP đặt ra là đến 2020, tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng công nghệ chôn lấp là 50%, đến năm 2025 giảm xuống còn 20%.

Để đạt mục tiêu đề ra, UBND TP HCM yêu cầu triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó có việc duy tu, bảo dưỡng bãi chôn lấp chất thải sau khi ngưng tiếp nhận; khuyến khích xã hội hóa việc tái chế và sản xuất điện năng từ các bãi chất thải đã được chôn lấp trong các năm qua và ưu tiên các giải pháp tái sử dụng bãi chôn lấp đã đóng bãi phục vụ lợi ích cộng đồng. Các nhà máy xử lý rác thải đang hoạt động khẩn trương đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp đổi mới công nghệ.

VWS thử nghiệm chế phẩm khử mùi

Đại diện Công ty VWS, chủ đầu tư Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP HCM), cho biết quyết tâm của TP HCM cũng là trách nhiệm của VWS nói riêng trong việc nâng cao năng lực xử lý rác thải, giảm áp lực trước lượng rác sinh hoạt quá lớn của một thành phố hơn 10 triệu dân.

Đáng chú ý, mới đây VWS đã phối hợp với Trung tâm Phân tích môi trường TP, Hội hóa học Việt Nam, Hội hóa học TP HCM tổ chức họp, cùng với ông Bùi Văn Cứ, chuyên gia của Phòng thí nghiệm trọng điểm lọc - hóa dầu thuộc Bộ Công Thương, tiến hành thử nghiệm sử dụng chế phẩm khử mùi kết hợp chế phẩm khử mùi không khí từ trái bơ và chế phẩm sản xuất từ Hoa Kỳ. Các chuyên gia đã lấy mẫu không khí để kiểm tra hàm lượng khí thải gây mùi hôi NH3 và H2S.

Các mẫu không khí được lấy gồm: Mẫu không khí xung quanh (lấy ngay tại bên trong khuôn viên của bãi rác Đa Phước, theo quy định lấy bên ngoài khuôn viên); mẫu không khí tại điểm tiếp nhận rác, trong điều kiện có sử dụng chế phẩm khử mùi kết hợp; mẫu khí lấy tại điểm tiếp nhận rác, trong điều kiện không sử dụng chế phẩm. Kết quả phân tích các mẫu khí trên vào ngày 30-7 của Trung tâm Phân tích môi trường TP và Phòng thí nghiệm thuộc Công ty Tư vấn môi trường Sài Gòn cho thấy: Mẫu khí xung quanh đạt so với QCVN 06:2009/BTNMT H2S (0,031mg/m3 so với 0,042mg/m3 QCVN 06:2009/BTNMT) NH3 (0,19 mg/m3 so với 0,20 mg/m3 QCVN 06:2009/BTNMT); mẫu khí ngay tại điểm tiếp nhận rác trong điều kiện có sử dụng chế phẩm khử mùi kết hợp cho kết quả H2S (0,032mg/m3) NH3 (0,248mg/m3)…

Qua các kết quả đo đạc và phân tích xác định môi trường không khí xung quanh tại thời điểm đo đạc có kết quả tốt. Kết quả H2S đo được là 0,094mg/m3. Giá trị đo giữa không sử dụng và có sử dụng chế phẩm khử mùi chênh lệch cao, cho thấy việc xử lý rác tại VWS có hiệu quả, mùi khó phát tán đi xa.

Theo lãnh đạo VWS, thực hiện chỉ đạo của UBND TP, Bộ TN-MT, Sở TN-MT TP, tập thể lãnh đạo, công nhân VWS nỗ lực không ngừng trong việc đầu tư công nghệ, triển khai các giải pháp xử lý rác thải cho TP; chú trọng bảo đảm cảnh quan môi trường, cuộc sống của người dân TP.

Cần kiểm tra, xử lý việc phát tán mùi hôi
Theo một chuyên gia hóa học, cần phải khoanh vùng để giải quyết tình trạng phát tán mùi hôi từ các khu vực xử lý rác, chất thải của TP. Mùi phân, mùi bùn, mùi phân hủy hữu cơ lâu ngày… sinh nhiều H2S và mercaptans rất hôi thối, dễ phát thải đi xa trong không khí, nhất là vào mùi mưa và nhiệt độ không khí xuống thấp. Hầu hết các xử lý này đều là phân hủy hiếu khí (aerobic biodegrading) sinh ra chủ yếu là NH3 và H2S rất hôi thối, nếu không có giải pháp xử lý đồng bộ… Do đó, cần thiết phải có tổ chức xác minh làm rõ và chứng minh bằng khoa học, tìm những giải pháp trong có có giải pháp kỹ thuật thích hợp, đảm bảo môi sinh, môi trường thành phố.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã yêu cầu điều tra nguồn phát sinh ô nhiễm. Sở TN-MT TP cũng đang khoanh vùng, xác định nơi có khả năng phát sinh mùi lớn nhất.

[Infographic] Rác thải từ nhựa đang hủy hoại môi trường sống toàn cầu
Trước thực trạng hàng tỷ vật dụng bằng nhựa mà con người thải ra đang chất chồng trên mặt đất và bóp nghẹt các đại dương, sông hồ...,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư