Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
WHO loay hoay lý giải tại sao Delta nguy hiểm hơn nhiều so với các chủng trước
Lê Quân - 31/07/2021 20:48
 
Các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới vẫn đang cố gắng tìm hiểu tại sao biến chủng Delta lây lan mạnh hơn và khiến người nhiễm trở bệnh nặng hơn so với chủng ban đầu.
Trụ sở Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP
Trụ sở Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP

"Chúng tôi thực sự đang cố gắng lý giải tốt hơn tại sao việc biến chủng delta có khả năng lây nhiễm cao hơn", bà Maria Van Kerkhove, chuyên gia dịch tế học của WHO cho biết tại cuộc họp báo hôm 30/7. "Có một số đột biến nhất định trong biến chủng Delta, chẳng hạn như cho phép virus thâm nhập vào tế bào dễ dàng hơn", bà Maria Van Kerkhove nói.

Dữ liệu mới về biến chủng Delta xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới trong những tuần gần đây khi các nhà khoa học cố gắng tìm hiểu rõ hơn về mối đe dọa mới này.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa phát đi cảnh báo đến các nghị sĩ rằng nghiên cứu mới cho thấy biến chủng Delta có khả năng dễ lây lan mạnh hơn cúm lợn, cảm lạnh thông thường, và bại liệt. Delta cũng dễ lây lan như bệnh thủy đậu. Biến chủng này dường như có thời gian lây nhiễm dài hơn so với chủng Covid-19 ban đầu và có thể khiến người lớn tuổi trở bệnh nặng hơn, ngay cả khi được tiêm phòng đầy đủ.

Cảnh báo mà Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ lưu ý các nghị sĩ nước này hôm 29/7 là một phần trong tài liệu mật và đã được xác thực bởi cơ quan y tế liên bang.

"Bản thân Covid-19, khi nó xuất hiện, vốn là một loại virus nguy hiểm. Nó là một loại virus có khả năng lây nhiễm cao. Biến chủng Delta thậm chí còn (nguy hiểm) hơn thế nữa", bà Van Kerkhove nhấn mạnh. "Nó (Delta) có khả năng lây nhiễm cao hơn gấp đôi so với các chủng ban đầu", nữ chuyên gia nói thêm.

Nhiều chuyên gia WHO nhận định các biến thể nguy hiểm khác của Covid-19 sẽ xuất hiện trong bối cảnh các quốc gia vẫn đang vật lộn trong khâu phân phối vaccine để cứu mạng người dân.

"Chúng càng trở nên khỏe hơn khi lưu hành và do đó virus sẽ dễ lây lan hơn bởi đây là cách chúng biến hóa, thay đổi theo thời gian", bà Van Kerkhove lưu ý. Chuyên gia này khuyến cáo các quốc gia bắt buộc phải tuân thủ các biện pháp y tế công cộng như giãn cách xã hội và đeo khẩu trang; đồng thời đẩy mạnh phân phối vaccine Covid-19 rộng khắp, đặc biệt ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất.

Chuyên gia dịch tễ học Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của Tổng giám đốc WHO cho rằng, chúng ta cần đạt độ phủ vaccine "khoảng 70% trên toàn cầu, để thực sự làm chậm quá trình lây nhiễm và giảm nguy cơ xuất hiện các biến chủng mới".

Tuy nhiên, với diễn biến dịch bệnh như hiện nay, các chuyên gia y tế không mấy lạc quan. Bà Van Kerkhove cho biết: "Đây sẽ không phải là biến chủng Covid-19 cuối cùng mà bạn nghe chúng tôi nói đến".

Tỷ lệ mắc Covid-19 của Malaysia thuộc hàng cao nhất thế giới
Đợt bùng phát Covid-19 lần này ở Malaysia đã trở thành một trong những đợt bùng dịch tồi tệ nhất trên thế giới.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư