-
Hưng Yên phát lệnh báo động số I trên tuyến đê tả sông Luộc -
Quảng Ninh tập trung khắc phục hậu quả cơn bão số 3 -
Lập sàn đầu tư tài chính lừa đảo, mở loạt tài khoản công ty ma để nhận tiền lừa đảo -
Thông tin bước đầu về vụ sập nhịp cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C -
Đề xuất điều chỉnh đến 8 gói thầu của Dự án Hồ chứa nước Ta Hoét, vì sao? -
Đề xuất thành lập Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả sau bão số 3
Trong tuần tới, từ ngày 23-31/3, xâm nhập mặn ở vùng vựa lúa số 1 Việt Nam (Đồng bằng sông Cửu Long) có xu thế tăng nhẹ, sau đó giảm dần. Riêng độ mặn ở một số trạm như Long An, Cà Mau vẫn duy trì ở mức cao, xấp xỉ và cao hơn tuần trước.
Trong bối cảnh đó, cơ quan khí tượng khuyến cáo các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần tranh thủ tích trữ nước ngọt ngay khi có thể khi triều thấp; khi tưới cho cây ăn trái cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn để tránh thiệt hại.
Cần tranh thủ tích trữ nước ngọt
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong tuần tới, khu vực Nam Bộ tiếp tục duy trì tình trạng ít mưa, ngày nắng. Các tỉnh miền Đông Nam Bộ có nắng nóng diện rộng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C.
Tại khu vực miền Tây Nam Bộ, nhiệt độ phổ biến từ 32-34 độ C, cục bộ có nơi xuất hiện nắng nóng. Độ ẩm trưa chiều giảm khá thấp, dao động từ 45-55%.
Trong 10 ngày tới, mực nước tại thượng lưu sông Mekong biến đổi chậm và thấp hơn cùng kỳ năm 2016 từ 0,1-0,5m. Do vậy, mực nước trên sông Tiền và sông Hậu cũng biến đổi chậm theo triều; trong đó mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,20m; tại Châu Đốc 1,35m, tương đương cùng kỳ năm 2016.
Với diễn biến trên, cơ quan khí tượng dự báo xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu thế tăng nhẹ đến ngày 26/3, sau đó giảm dần. Độ mặn cao nhất trong đợt này ở mức thấp hơn độ mặn thời kỳ 11-20/3, riêng độ mặn một số trạm Long An, Cà Mau duy trì ở mức cao, xấp xỉ và cao hơn tuần trước.
Chiều sâu ranh mặn 1g/l trong thời kỳ này có khả năng như sau: Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn từ 100-135km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, phạm vi xâm nhập mặn 65-70km; sông Cổ Chiên, phạm vi xâm nhập mặn 60-75km; phạm vi xâm nhập mặn tại sông Hậu từ 55-65km; sông Cái Lớn 58-63km.
Chiều sâu ranh mặn 4g/l trong thời kỳ này tại sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn là 85-110km; phạm vi xâm nhập mặn trên sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 52-60km; sông Cổ Chiên, sông Hậu 45-55km; sông Cái Lớn 43-52km.
[Chuyển hơn 3,6 triệu lít nước ngọt cho người dân vùng hạn mặn]
Mức độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ này được dự báo ở mức cấp độ 1-2.
Về xu thế nguồn nước và xâm nhập mặn mùa khô năm 2020, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết từ nay đến tháng 5/2020, dòng chảy từ thượng nguồn sông sông Mekong về Đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấp hơn so với trung bình nhiều năm từ 5-20%.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mặc dù xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long có xu thế giảm dần nhưng vẫn ở mức cao đến cuối tháng 3/2020.
Trên các sông Vàm Cỏ (Long An), Cái Lớn (Kiên Giang), vùng bán đảo Cà Mau, khả năng xâm nhập mặn sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao đến cuối tháng 4, đầu tháng 5/2020, sau giảm dần.
“Trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài và việc tăng sử dụng nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập sẽ làm cho tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài hơn và trầm trọng hơn,” cơ quan khí tượng dự báo.
Cơ quan khí tượng thủy văn cũng lưu ý trong thời kỳ từ 26/3-5/4, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần tranh thủ tích trữ nước ngọt ngay khi có thể khi triều thấp, khi tưới cho cây ăn trái cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn tránh thiệt hại.
Không thể chủ quan
Nhìn lại diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn thời gian qua, cơ quan khí tượng đánh giá nếu như đợt xâm nhập mặn năm 2016 được xem là đợt mặn kỷ lục thì mùa khô năm 2020 đã phá vỡ mọi kỷ lục được xác lập trước đó.
Thông tin thêm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn ông Hoàng Đức Cường cho biết tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã có dấu hiệu bắt đầu từ giữa mùa Hè năm 2019. Đến cuối năm 2019, nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn hiện hữu rõ ràng hơn.
Trên cơ sở đó, suốt từ cuối năm 2019 đến nay, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, định kỳ 2 tuần một lần đã có bản tin dự báo, cảnh báo về hạn hán, xâm nhập ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Các bản tin được cập nhật nếu theo những bất thường hằng ngày cho các tỉnh của khu vực. Đó là thông tin rất quan trọng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, điều chỉnh cung cấp, sử dụng nguồn nước; cung như tăng cường biện pháp khai thác, tích trữ nước ngọt trước mùa lũ, nên phần nào hạn chế thiệt hại.
Đặc biệt, với sự chỉ đạo kịp thời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và sự chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn của các địa phương, nhất là việc cấy sớm vụ Đông Xuân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên có tới 93% diện tích lúa Đông Xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tránh hạn, né mặn thành công.
Với kết quả trên, bước đầu cho thấy đây cũng là một thắng lợi trong công tác chống hạn, xâm nhập mặn của nhân dân ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy vậy, tình hình xâm nhập mặn ở một số tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tra, Vĩnh Long, Tiền Giang,…vẫn còn diễn biến phức tạp. Vì thế, việc chống hạn cần phải được các địa phương xác định với tinh thần như dập dịch COVID-19.
Trước diễn biến hạn hán và xâm nhập mặn trên, tại buổi làm việc với các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường về lĩnh vực tài nguyên nước diễn ra mới đây, Thứ trưởng Lê Công Thành đã đề nghị Cục Quản lý tài nguyên nước thông qua các Sở Tài nguyên và Môi trường nắm bắt khu vực nóng và gay cấn về tình hình nước sinh hoạt của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên cơ sở đó, Cục Quản lý tài nguyên nước phối hợp với Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia thảo luận những kết quả nào có thể sử dụng được ngay để đề xuất xem xét cách làm.
“Các nhà khoa học đã đánh giá hạn mặn sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Vì vậy, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu lập báo cáo sự thay đổi tần suất xảy ra hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2030. Từ đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ đưa ra khuyến cáo với Chính phủ về việc trữ nước tại khu vực này,” ông Thành nhấn mạnh./.
Đong đếm từng hạt mưa, chắt chiu từng giọt nước Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, biến đổi khí hậu đang diễn ra từng ngày, từng giờ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước trên phần lớn các khu vực, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Điều đó chứng minh tài nguyên nước đang bị tác động mạnh và trực tiếp nhất trước diễn biến của biến đổi khí hậu, kéo theo các vấn đề về dân sinh, kinh tế, môi trường. Chính vì vậy, các giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước đóng vai trò quan trọng, đảm bảo an ninh nguồn nước và phát triển bền vững. Đây cũng là lý do Liên hợp quốc chọn chủ đề Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2020 là “Nước và Biến đổi khí hậu;” chủ đề Ngày Khí tượng thế giới (23/3) là “Khí hậu và Nước” với khẩu hiệu “Đo đếm từng hạt mưa-Chắt chiu từng giọt nước,” nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước và phát triển bền vững. |
-
Cựu Vụ trưởng thuộc Ủy ban Dân tộc lĩnh án chung thân -
Dự án luồng tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu: Sai sót trong lựa chọn nhà thầu -
Cảnh báo nguy cơ ngập lụt ở các vùng trũng, thấp tại 7 tỉnh, thành phố -
Cảnh báo các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá -
Lập sàn đầu tư tài chính lừa đảo, mở loạt tài khoản công ty ma để nhận tiền lừa đảo -
Thông tin bước đầu về vụ sập nhịp cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C -
“Trăm dâu” đổ đầu “Thượng đế” tại Dự án Tân An Huy - Bài 3: Tâm thư “thách đố” và mấu chốt chưa được mở
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam