
-
Encapital bổ sung thêm cổ phiếu DSE đảm bảo cho lô trái phiếu 100 tỷ đồng
-
ACBS dự kiến phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu không có đảm bảo
-
Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE
-
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng -
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng
Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HoSE: HBC) vừa có văn bản gửi lên Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) về việc xin gia hạn báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm 2022.
Theo quy định, thời hạn công bố BCTC này là ngày 30/3. Tuy nhiên, tập đoàn cho biết do đặc thù trong thời gian gần đây, loạt công trình trên cả nước của Hòa Bình bị ngưng trệ vì thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn. Nhiều khách hàng lớn của tập đoàn gặp khó khăn về dòng tiền dẫn tới không thể triển khai thi công và thanh toán đúng hạn cho công ty. Từ đó, tình hình thu tiền tại các dự án của Hòa Bình bị ảnh hưởng nghiêm trọng so với các tháng trước và so với kế hoạch.
Trong bối cảnh đó, đơn vị kiểm toán cần thêm thời gian để tiến hành các thủ tục và thu thập thêm các chứng từ mới có thể hoàn thành được BCTC kiểm toán 2022 của Hòa Bình.
Ngoài ra, từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, tập đoàn ghi nhận nhiều biến động về nhân sự cấp cao, cũng như xung đột trong HĐQT. Vì vậy, Hòa Bình gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp hoàn thành BCTC và công bố thông tin đúng thời hạn.
Hòa Bình trình UBCKNN xem xét gia hạn công bố thông tin BCTC kiểm toán năm 2022 chậm nhất đến ngày 12/5.
Trước đó, ngày 28/3, HoSE nhắc nhở Hòa Bình vì vi phạm công bố thông tin và giao dịch với các bên liên quan chưa đúng quy định. HoSE cho biết, qua rà soát hồ sơ báo cáo/công bố thông tin của Hòa Bình trong thời gian vừa qua, nhận thấy công ty không thực hiện công bố thông tin quyết định về việc trở thành/không còn là công ty mẹ của một số công ty: CTCP Kỹ thuật Hòa Bình Oseven, Công ty TNHH Tiến Phát Đông Bắc, Công ty TNHH Bất động sản Pax Land, Công ty TNHH MTV Pax Sky, CTCP Tiến Phát Tân Thuận.
Ngoài ra, Hòa Bình thực hiện giao dịch với các bên liên quan chưa đảm bảo tuân thủ quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Chứng khoán. HoSE nhắc nhở và đề nghị Hòa Bình nghiêm túc tuân thủ các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán để đảm bảo quyền lợi của cổ đông, báo cáo kết quả khắc phục các vi phạm về HoSE trong thời gian sớm nhất.
Theo báo cáo tự lập, quý IV/2022, Hòa Bình lỗ kỷ lục 1.202 tỷ đồng. Đây cũng là quý đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Hòa Bình lỗ. Nguyên nhân lỗ đến từ giá vốn cao hơn doanh thu, biên lợi nhuận gộp âm 13%. Doanh thu tài chính âm gần 113 tỷ đồng do lỗ từ bán các khoản đầu tư. Các loại chi phí tài chính, chi phí quản lý đều tăng mạnh. Đặc biệt, chi phí quản lý gấp hơn 3 lần, lên hơn 496 tỷ đồng, do công ty trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi gần 359 tỷ đồng.
Cả năm 2022, Hòa Bình đạt doanh thu thuần 14.123 tỷ đồng, tăng 24%. Còn lợi nhuận sau thuế âm 1.138 tỷ đồng, không hoàn thành mục tiêu lãi 350 tỷ đồng đặt ra từ đầu năm.
Những ngày cuối năm 2022, đầu năm 2023, Hòa Bình nảy ra nội chiến liên quan việc tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT của ông Lê Viết Hải và hoãn thi hành bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú làm Chủ tịch thay thế. Bốn thành viên HĐQT Hòa Bình là ông Lê Quốc Duy, ông Nguyễn Công Phú, ông Albert Atoine và ông Dương Văn Hùng đã phản đối quyết định này và tổ chức công bố thông tin với báo chí nhiều nội dung mà Hòa Bình cho rằng vi phạm quy chế phát ngôn. Phía ông Lê Viết Hải và ông Nguyễn Công Phú còn tuyên bố khởi kiện lẫn nhau.
Sau đó, 2/4 thành viên thuộc nhóm ông Phú từ nhiệm, rời khỏi HĐQT là ông Nguyễn Công Phú, ông Albert Atoine. Ông Lê Viết Hải tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT. Tiếp đến, ông Lê Quốc Duy (thuộc nhóm ông Phú) từ nhiệm Phó Tổng giám đốc.
-
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM -
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng -
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng -
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ -
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường -
Góc nhìn TTCK tuần 19-23/5: VN-Index tiệm cận vùng kháng cự, có khả năng điều chỉnh -
Tín hiệu đổi chủ tại Chứng khoán APG
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số
-
Agribank mở rộng phạm vi cấp vốn và nâng quy mô triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai