
-
Tin mới y tế ngày 30/4: Cảnh báo nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025
-
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025
Tại cuộc họp trực tuyến về tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện K do Bộ Y tế tổ chức sáng 12/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị hai bệnh viện nói riêng và các bệnh viện nói chung cần triển khai khẩn cấp các biện pháp chống dịch.
![]() |
Bệnh viện K đang tiến hành mọi biện pháp để kiểm soát dịch |
Thứ tưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị rà soát lại khâu tổ chức, điều hành chống dịch trong bệnh viện theo chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, các bệnh viện có trách nhiệm kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch, rà soát, bổ sung ngay kế hoạch phòng, chống dịch.
“Kế hoạch là điều quan trọng để dự trù khi tình huống dịch xảy ra. Trong đó, các cơ sở cần xây dựng tình huống chưa có ca bệnh và khi dịch xuất hiện. Và sau khi khoanh vùng, dập dịch xong, bệnh viện sẽ làm gì tiếp theo”, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay.
Nhấn mạnh các cơ sở y tế phải có các kế hoạch cụ thể để đối phó, thực hiện nghiêm theo phương châm 4 tại chỗ, Thứ trưởng Tuyên, đề nghị các bệnh viện phải linh hoạt hình thức ứng phó, kết hợp giữa phòng và tấn công, lấy tấn công làm chính trên nền phòng ngự.
Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các bệnh viện cần rà soát phân luồng, khám sàng lọc những người đến viện. Bên cạnh đó, các cơ sở cần khám sàng lọc định kỳ ít nhất 7 ngày xét nghiệm cho cán bộ nhân viên làm việc ở những nơi có nguy cơ cao như khu tiếp đón, khám bệnh, khoa hô hấp. "Nếu làm tốt, có lẽ tình hình kiểm soát dịch đã tốt hơn chứ không phải như bây giờ", ông Tuyên lo ngại.
Với bệnh viện tuyến cuối, theo yêu cầu của lãnh đạo ngành Y tế, các bệnh viện phải chuẩn bị cơ sở tiếp nhận điều trị người mắc Covid-19. Trong đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là tuyến cuối điều trị bệnh nhân do các bệnh viện ở vùng lân cận hoặc bệnh nhân nặng chuyển tuyến.
Cơ sở y tế này phải rà soát lại quy chế, hướng dẫn quy trình thực hiện trong khu vực điều trị người mắc Covid-19 để tránh lây nhiễm chéo, lây trong viện và lan ra cộng đồng.
Với Bệnh viện K, khi có người dương tính với nCoV, họ phải được chuyển ngay đến khu vực điều trị cho người mắc Covid-19 trước khi chuyển sang bệnh viện khác.
Biến chủng mới của Sars-Cov-2 có tốc độ lây lan nhanh nên Thứ trưởng Tuyên yêu cầu các bệnh viện thường xuyên nhắc nhở nhân viên, người nhà, bệnh nhân thực hiện 5K phòng dịch, rà soát quy chế ra, vào thăm bệnh nhân; có thời gian cụ thể, hạn chế người thăm bệnh.
Riêng với hai bệnh viện đang cách ly y tế là Bệnh viện K và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung uơng, ông Tuyên chỉ đạo rà soát lại kỹ tất cả bệnh nhân, người khám chữa bệnh. Thời gian rà soát là 14 ngày trở lại đây với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và trong vòng 16 ngày với Bệnh viện K.
Các bệnh viện cần thông báo về địa phương, giao cho công an, y tế rà soát, giám sát những ca nghi ngờ để tìm ra F0. "Hai cơ sở đã thực hiện phong toả nên phải chấp hành nghiêm các quy định phòng dịch, buồng bệnh nào ở buồng bệnh đó, khoa nào ở khoa đó", ông Tuyên nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp tục là nơi điều trị người mắc Covid-19, ca bệnh nặng. Bệnh viện K tiếp tục tiếp nhận bệnh nhân ung thư nặng từ tuyến dưới.
Được biết, đến thời điểm hiện tại cả nước có 10 cơ sở khám chữa bệnh phải cách ly y tế. Và đến trưa 12/5, CDC Hà Nội thông tin trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Bệnh nhân (BN) B.T.M., sinh năm 1965, quê quán: Đục Khê, Hương Sơn, Mỹ Đức, là nhân viên vệ sinh khu T9, Bệnh viện Thanh Nhàn.
Từ tháng 2 đến nay, bệnh nhân chỉ làm việc và chủ yếu sinh hoạt tại khu T9, Bệnh viện Thanh Nhàn, trong khoảng ngày 7-9/5/21, tầng 9 Bệnh viện Thanh Nhàn có tiếp nhận và điều trị 11 BN Covid-19 từ Bệnh viện K3 chuyển sang, BN B.T.M. làm việc vệ sinh và khử khuẩn trong khu vực có 11 BN dương tính.
Hiện bệnh nhân B.T.M. đã được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung để cách ly, điều trị.
Nếu không cẩn thận đây có thể là ổ dịch tiếp theo, do vậy các ngành chức năng tiếp tục điều tra, truy vết những người tiếp xúc để khoanh vùng, cách ly và xử lý dịch tễ.

-
Tin mới y tế ngày 30/4: Cảnh báo nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Hà Nội ráo riết truy quét thực phẩm bẩn
-
Vụ người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ tại Phú Thọ: Nối dài nỗi lo bạo lực với nhân viên y tế
-
Tin mới y tế ngày 29/4: Bộ Y tế hướng dẫn người dân bảo đảm an toàn khi tham dự sự kiện diễu binh
-
Bidiphar: Dự án Nhà máy sản xuất thuốc vô trùng sẽ hoàn thành lắp đặt trong năm 2025 -
Giảm gánh nặng y tế từ việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường -
Báo cáo Thủ tướng việc quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trước ngày 5/5/2025 -
Thực phẩm kém chất lượng đe dọa bếp ăn tập thể và khuyến cáo của Bộ Y tế -
FPT Long Châu đồng hành cùng sản phẩm chiến lược toàn cầu của AstraZeneca Việt Nam -
Tin mới y tế ngày 28/4: Không để sáp nhập các đơn vị y tế ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch bệnh -
“Báo động đỏ” về tình trạng sữa giả lọt vào bệnh viện
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025