-
SuperPort Việt Nam tham vọng đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2040 -
Nhiều cụm công nghiệp ở Quảng Ngãi: “Trắng” xử lý nước thải -
Green i-Park chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Bình -
Ngành giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu - góc nhìn từ hậu quả siêu bão Yagi -
Việt Nam cần các chính sách dài hạn để phát triển kinh tế tuần hoàn -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể
Việt Nam đặt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đây cũng là mục tiêu mà Vinamilk hướng tới trên hành trình phát triển của mình.
Tuy nhiên, nếu nhiều doanh nghiệp thường lo lắng về vấn đề chi phí thực hiện thì tại Vinamilk, các khoản đầu tư đều nằm trong tầm kiểm soát nhờ lộ trình thực hiện cụ thể.
Đây là thông tin được ông Lê Thành Liêm, Giám đốc điều hành Tài chính Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chia sẻ tại Tại Hội thảo Phát triển bền vững 2023 với chủ đề: “Trách nhiệm của chúng ta – Hành động của chúng ta”, do Báo Đầu tư tổ chức.
Ông Liêm cho biết 20 năm trước, Vinamilk đã bắt đầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xây dựng hệ thống khử mùi,... Tại thời điểm đó, Vinamilk chưa nghĩ đến câu chuyện phát triển bền vững mà chỉ làm đúng theo quy định của pháp luật, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn cần đầu tư một khoản kinh phí rất lớn.
Những năm gần đây, với sự chung tay và định hướng của Chính phủ, sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp và tất cả các người dân cũng như các đối tác, vấn đề phát triển bền vững đã trở nên phổ biến hơn. Theo đó, các doanh nghiệp cũng dần dành một khoản kinh phí lớn để đầu tư cho phát triển bền vững và mục tiêu đạt Net Zero.
“Ban lãnh đạo Vinamilk xác định phát triển bền vững hay hướng đến Net Zero là con đường dài, phải có lộ trình cụ thể. Một khi có lộ trình cụ thể, chúng ta mới xây dựng được nguồn lực và phân bổ nguồn kinh phí hợp lý cho việc đầu tư”, ông Lê Thành Liêm khẳng định.
Tại Vinamilk, những năm đầu chuyển đổi cũng khiến doanh nghiệp phải đầu tư một khoản chi phí không nhỏ. Tuy nhiên, ông Liêm nói rằng, các khoản đầu tư này vẫn trong tầm kiểm soát của Vinamilk. Quan trọng hơn, doanh nghiệp xác định: “Nếu không đầu tư bây giờ thì có thể 5-7 năm sau khi nói đến Vinamilk sẽ là hình ảnh rất khác”, ông Liêm nhấn mạnh.
Ông Lê Thành Liêm, Giám đốc điều hành Tài chính Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Ảnh: Chí Cường. |
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm thực thi chiến lược phát triển bền vững, lãnh đạo Vinamilk cho biết, công ty gồm 2 mảng chính là chăn nuôi và sản xuất - kinh doanh, mỗi mảng lại có đặc thù khác nhau.
Trong mảng chăn nuôi, Vinamilk có hệ thống hơn 14 trang trại trải khắp cả nước; mỗi trang trại lại sử dụng nguồn chất thải từ đàn bò để xử lý và tạo ra năng lượng. Theo đó, toàn bộ hệ thống nước thải và phân thải được dùng hệ thống tuần hoàn biogas để tạo ra năng lượng, kết hợp cùng với hệ thống điện mặt trời.
Các trang trại dành diện tích khá lớn, ví dụ trang trại tại Tây Ninh rộng 680 ha, thì 500 ha là diện tích để trồng cây xanh và thức ăn cho bò. Đại diện Vinamilk cho biết trồng cây cỏ chính là hoạt động giúp trung hoà carbon của hoạt động chăn nuôi.
Với hệ thống sản xuất, câu chuyện bao bì là vấn đề được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Các sản phẩm của Vinamilk đa dạng chủng loại, có sử dụng bao bì nhựa, giấy, thiếc… Với tất cả các loại bao bì như vậy, công ty chủ động trao đổi với hệ thống nhà cung cấp để sử dụng bao bì thân thiện, có thể tái chế. Việc chuyển đổi không thể nhanh chóng hoàn thành 100% nhưng công ty đã xây dựng kế hoạch 5 năm thực hiện.
“Một khó khăn nữa là đo lường các chỉ tiêu để thống kê, đánh giá, báo cáo…, từ đó thấy được kết quả đầu tư như thế nào, cũng như đảm bảo tính minh bạch, khách quan… Chúng tôi đang làm việc với 1 tổ chức quốc tế cung cấp hệ thống phần mềm kết nối trực tiếp để có thể đo lường và thống kê…, từ đó có báo cáo phục vụ cho công tác cải tiến. Chúng tôi đang từng bước đồng hành với các đối tác để khắc phục tình trạng thiếu các số liệu và báo cáo", ông Liêm chia sẻ.
Kể từ năm 2012, Vinamilk đã xuất bản các báo cáo phát triển bền vững toàn diện tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, cho phép đánh giá chính xác các hoạt động của công ty. Trong giai đoạn chiến lược 2022 – 2026, Vinamilk coi phát triển bền vững là một trong những trụ cột chính, thể hiện cam kết không ngừng đối với trách nhiệm với môi trường và xã hội.
Ngày 26/5/2023, Vinamilk chính thức công bố chương trình hành động hướng đến Net Zero 2050: "Vinamilk Pathways to Dairy Net Zero 2050", tập trung vào 4 lĩnh vực trọng tâm: Nông nghiệp bền vững – Sản xuất xanh – Logistics thân thiện môi trường – Tiêu dùng bền vững. Lộ trình phác thảo một kế hoạch theo từng giai đoạn để giảm phát thải khí nhà kính, nhằm mục tiêu giảm 15% vào năm 2027, giảm 55% vào năm 2035 và cuối cùng đạt được mức phát thải Net Zero vào năm 2050.
-
Green i-Park chung tay khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Bình -
Ngành giao thông thích ứng với biến đổi khí hậu - góc nhìn từ hậu quả siêu bão Yagi -
Việt Nam cần các chính sách dài hạn để phát triển kinh tế tuần hoàn -
Hà Nội tăng cường bảo tồn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản -
Nâng cao vai trò của Hội Nông dân trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể -
Tỉnh đầu tiên của Việt Nam thu được tiền nhờ giảm phát thải carbon khi trồng lúa -
Không nên chờ đến 2028 mới vận hành chính thức thị trường tín chỉ carbon Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/9 -
2 Cân nhắc thêm phương án mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 6 làn xe -
3 Tỷ giá hết cản đường, chu kỳ nới lỏng bắt đầu, tăng trưởng kinh tế đứng trước cơ hội mới -
4 Bão số 3 gây thiệt hại 40.000 tỷ đồng về tài sản, có thể làm tăng trưởng GDP giảm 0,15 điểm phần trăm -
5 Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam
- Chủ tịch HĐQT TTC AgriS và Betrimex nỗ lực phát triển bền vững nông nghiệp
- SeABank ủng hộ 3 tỷ đồng chung sức cùng đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3