
-
Đảm bảo chất lượng và xuất khẩu chăn nuôi qua hệ thống truy xuất nguồn gốc
-
Hà Nội mở rộng sinh cảnh sống tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hương Sơn
-
Giao thông vận tải xanh: Giải pháp cắt giảm phát thải khí nhà kính
-
Tầm nhìn mới đưa nông, lâm sản Tây Bắc cất cánh
-
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng -
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp
Đây cũng là một nghị định riêng, giúp hoàn thiện tổng thể các quy định về EPR, được quy định tại Điều 54, 55 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Trên thực tế, EPR là một chính sách còn tương đối mới tại Việt Nam, với phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến nhiều nhóm đối tượng như doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, các tổ chức tái chế, cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, việc tiếp cận và triển khai chính sách này vẫn còn nhiều khó khăn do các quy định pháp lý hiện hành còn phân tán và thiếu nhất quán.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Hiện nay, các nội dung liên quan đến EPR đang được tích hợp trong các nghị định tổng hợp như Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Nghị định số 05/2025/NĐ-CP. Sự chồng chéo và phân mảnh này khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tra cứu và thực hiện trách nhiệm của mình.
Trước yêu cầu thực tiễn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết định xây dựng một nghị định riêng biệt, đồng bộ toàn diện các quy định về EPR nhằm tháo gỡ các nút thắt pháp lý, đơn giản hóa quá trình thực hiện và tăng cường hiệu quả giám sát, quản lý.
Theo ông Nguyễn Hưng Thịnh, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, việc ban hành một văn bản pháp lý độc lập về EPR không chỉ giúp nâng cao tính minh bạch, thống nhất trong triển khai, mà còn tạo điều kiện linh hoạt để điều chỉnh chính sách trong tương lai, khi Việt Nam tiếp tục thúc đẩy mô hình phát triển xanh và tuần hoàn.
Một trong những điểm nổi bật của dự thảo Nghị định là quy định rõ 2 hình thức để doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm tái chế.
Thứ nhất, doanh nghiệp có thể tự tổ chức tái chế bao gồm tự thực hiện, thuê đơn vị tái chế, ủy quyền cho tổ chức trung gian hoặc kết hợp các hình thức này.
Thứ hai, trong trường hợp không trực tiếp tái chế, doanh nghiệp có thể đóng góp tài chính vào Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt Nam.
Dự thảo cũng quy định cụ thể về việc hỗ trợ tài chính cho các hoạt động tái chế và xử lý chất thải. Việc giải ngân nguồn kinh phí này sẽ được thực hiện dựa trên khối lượng sản phẩm, bao bì đã được tái chế thực tế, đảm bảo không tạo ra cơ chế "xin - cho", tránh thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.
UBND các tỉnh, thành phố là đối tượng nhận hỗ trợ để tổ chức công tác thu gom, xử lý chất thải tại địa phương, với mức hỗ trợ được xác định theo nhu cầu thực tế và năng lực triển khai.
Một số nội dung quan trọng cũng được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định số 05/2025/NĐ-CP mới đây. Theo đó, nhà sản xuất, nhập khẩu kẹo cao su không còn phải thực hiện trách nhiệm tái chế bao bì do tính chất đặc thù của sản phẩm mà chỉ chịu trách nhiệm xử lý chất thải sau sử dụng. Một số sản phẩm đóng chai có thể tái sử dụng nhiều lần cũng được miễn trừ trách nhiệm tái chế bao bì.
Doanh nghiệp cũng được phép bảo lưu khối lượng tái chế từ năm 2024 sang năm 2025 nếu đã hoàn thành đúng kế hoạch tái chế trong năm trước. Điều này tạo điều kiện linh hoạt cho doanh nghiệp trong việc lên kế hoạch và triển khai các hoạt động môi trường.
Thời điểm thực hiện trách nhiệm tái chế được điều chỉnh theo hướng sau khi kết thúc năm, căn cứ trên sản lượng thực tế đã đưa ra thị trường thay vì áp dụng ngay từ đầu năm như trước. Ngoài ra, quy cách tái chế cũng được thay đổi theo hướng khuyến khích các phương án tối ưu, tiết kiệm chi phí, thay vì yêu cầu cứng nhắc về lượng vật liệu hoặc năng lượng thu hồi.
Được biết, EPR chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 đối với các nhóm sản phẩm như pin, ắc quy, dầu nhớt, săm lốp và bao bì. Từ năm 2025, các sản phẩm điện, điện tử sẽ bắt đầu phải thực hiện nghĩa vụ tái chế, với thời điểm triển khai từ năm 2026.
Tỷ lệ tái chế bắt buộc được xác định dựa trên vòng đời sản phẩm, tỷ lệ thải bỏ, khả năng thu gom, cũng như mục tiêu quốc gia và điều kiện kinh tế - xã hội.
Nhà sản xuất có thể tái chế sản phẩm của chính mình hoặc sản phẩm cùng loại của đơn vị khác, nhưng không được tính phế liệu nhập khẩu hay chất thải nội bộ trong sản xuất vào tỷ lệ bắt buộc.

-
Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường tín chỉ carbon rừng -
Nỗ lực giảm phát thải trong ngành nông nghiệp -
Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về làm mát bền vững, giảm phát thải khí nhà kính -
Thời điểm tăng tốc thực hành ESG của doanh nghiệp -
Tín chỉ carbon: Cuộc chơi mới của nền kinh tế xanh Việt Nam -
Hioki thành lập chi nhánh tại Việt Nam, đồng hành cùng mục tiêu trung hòa carbon -
Ngân sách hoạt động cơ quan về khí hậu của Liên hợp quốc được điều chỉnh tăng thêm 10%
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh