
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới
-
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
-
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm
-
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025
-
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm -
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa
![]() |
Hàng chục tài xế GrabBike đã kéo tới phố Trường Chinh, Hà Nội để trả thù người đàn ông chạy xe ôm truyền thống. |
Nó càng trở nên gay gắt hơn trong thời gian gần đây khi “miếng cơm manh áo” của những người làm taxi và xe ôm truyền thống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí nhiều người phải mất nghiệp. Đã có không ít cuộc xô xát, thậm chí thương tích phải nhập viện giữa các đối thủ khó “đội trời chung” tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh càng cho thấy sự khốc liệt của cuộc chiến này.
Dù vẫn còn những tranh cãi về hành lang pháp lý giữa taxi, xe ôm truyền thống và Uber, Grab, nhưng rõ ràng với những ưu thế nổi trội về công nghệ thông tin, nhất là chất lượng dịch vụ và chênh lệch giá cả, xem ra “cuộc chiến” đang nghiêng hẳn về taxi, xe ôm công nghệ. Nhiều hãng taxi truyền thống đang phải sống lay lắt hoặc phải tìm cách chuyển đổi cho phù hợp. Còn với xe ôm, chúng ta rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chiếc xe ôm Grab (Grabbike) ngày càng “phủ xanh” trên hầu khắp các tuyến đường của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh với phần mềm Grab, Uber có sẵn, qua một vài thao tác đơn giản là khách hàng đã có thể đặt được một “cuốc” xe ôm công nghệ với đầy đủ các thông tin liên quan: Điểm đón, điểm đến, giá cước, tên lái xe, biển số xe, nhãn hiệu xe…
Ngoài tiện lợi và giá cả hợp lý, điều quan trọng hơn khi mọi người chọn xe ôm công nghệ đó chính là chất lượng và thái độ phục vụ của lái xe. Nhiều người đã quá nản với việc bị chèo kéo, thậm chí coi khách như món hàng đùn qua, đẩy lại của các tài xế xe ôm truyền thống. Rồi chuyện chặt chém vô tội vạ, cò kè mặc cả từng đồng, khi không vừa ý, các bác tài sẵn sàng chút bực tức ngay khi lưu thông trên đường bằng việc phóng nhanh, vượt ẩu, phanh gấp để nạt nộ khách.
Và khi khách hàng quay lưng, khi không còn nhiều đất để “diễn”, các tài xế xe ôm truyền thống buộc phải tìm cách lách luật, trong đó có việc giả, nhái xe ôm công nghệ để hoạt động. Đây là thực tế khá nhức nhối, ảnh hưởng không chỉ đến uy tín của các hãng xe ôm công nghệ mà còn cả các cơ quan quản lý.
Cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư (4.0) đã và đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Ngay tại Việt Nam, nhiều người cho rằng, cuộc chiến giữa taxi, xe ôm truyền thống và taxi, xe ôm công nghệ sẽ còn khơi mào cho hàng loạt các lĩnh vực khác trong thời gian tới. Cuộc cách mạng 4.0 chắc chắn sẽ làm thay đổi bộ mặt của nhiều lĩnh vực, giúp người dân được hưởng những dịch vụ với chất lượng tốt hơn, đồng thời tạo đà đưa đất nước thực sự tiến lên hiện đại, văn minh.

-
Cuộc chơi lớn giữa các doanh nghiệp ngành vật liệu chịu lửa -
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều -
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới -
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan -
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ -
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower