Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Xếp hạng VEC là Tổng công ty hạng đặc biệt trong 3 năm tới
Anh Minh - 08/06/2023 11:14
 
VEC đang thực hiện xây dựng và quản lý khai thác 5 tuyến đường cao tốc có tổng chiều dài 539 km với số vốn đầu tư 125.572 tỷ đồng, tương đương 6 tỷ USD.
Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây do VEC đầu tư, quản lý khai thác,
Tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây do VEC đầu tư, quản lý khai thác,

Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa ký Quyết định số 273/QĐ – UBQLV về việc xếp lại hạng doanh nghiệp đối với Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC.

Theo đó, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xếp lại hạng Tổng công ty hạng đặc biệt đối với VEC với thời hạn 3 năm, bắt đầu từ ngày 6/6/2023.

Thành lập tháng 10/2004, VEC là doanh nghiệp nhà nước đầu tư, quản lý khai thác, bảo trì và thu phí hoàn vốn hệ thống đường cao tốc quốc gia. Với việc đưa vào vận hành, khai thác 485 km, thuộc 4/5 dự án đường cao tốc, chiếm 42% tổng chiều dài các tuyến đường cao tốc quốc gia, VEC đã và đang tạo sự chuyển biến về kết cấu hạ tầng giao thông, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương có tuyến cao tốc chạy qua.

Theo quy định hiện hành tại Thông tư 27/2016/TT-BLĐTBXH thì hạng Tổng công ty đặc biệt được áp dụng đối với doanh nghiệp trong việc xếp lương đối với công ty TNHH MTV nhà nước gồm các Công ty được chuyển đổi từ Tổng công ty, công ty nhà nước đã được xếp hạng Tổng công ty đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Công ty được chuyển đổi từ Tổng công ty, công ty nhà nước được Thủ tướng Chính phủ cho phép xếp lương, vận dụng xếp lương hạng Tổng công ty đặc biệt.

Công ty mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con đủ các điều kiện: giữ vai trò trọng yếu trong nền kinh tế; có chỉ tiêu tài chính, lao động tính bình quân 3 năm, gồm vốn nhà nước (bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, vốn từ quỹ đầu tư phát triển tại công ty, quỹ hỗ trợ sắp xếp công ty, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn khác được Nhà nước đầu tư tại công ty) từ 2.500 tỷ đồng trở lên, lợi nhuận từ 200 tỷ đồng trở lên, nộp ngân sách nhà nước từ 200 tỷ đồng trở lên, có từ 10 đơn vị thành viên trở lên (bao gồm đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị hạch toán độc lập do công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ và nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối) hoặc có tổng số lao động của công ty mẹ và của đơn vị thành viên từ 10.000 người trở lên.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư