Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Xét xử cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng: Luật sư đề nghị giải mật tài liệu, triệu tập nhiều cá nhân
Bùi Trang - Đỗ Mến - 02/01/2020 11:37
 
Sáng ngày 2/1, trong phiên tòa xét xử Hà Nội 2 cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và 19 bị cáo khác, luật sư đề nghị tòa giải mật một số tài liệu để sử dụng trong quá trình bào chữa cho các bị cáo.
.
Bị cáo Văn Hữu Chiến, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.

Một bị cáo xin xử vắng mặt, triệu tập 37 người và tổ chức liên quan

Bị cáo Phan Ngọc Thạch (SN 1961, nguyên Giám đốc CTCP Du lịch Đà Nẵng) xin vắng mặt vì lý do sức khỏe. 

Đại diện UBND TP Đà Nẵng tham gia phiên tòa với tư cách là nguyên đơn dân sự gồm ông Tô Văn Hùng, ông Thái Ngọc Chung và ông Trần Quốc Hùng. 

Tòa cũng triệu tập những người có quyền lợi liên quan gồm ông Trần Văn Quảng, Chánh thanh tra Sở Xây dựng Đà Nẵng, ông Trần Thủ, Trưởng phòng giá và công sản TP Đà Nẵng, Sở Tài chính

Một số pháp nhân vắng mặt gồm Công ty TNHH I.V.C, CTCP Công nghệ phẩm Đà Nẵng, CTCP Cung ứng tàu biển, Công ty TNHH Thiên Đức Ân, Công ty TNHH Vạn An, Công ty TNHH MTV Nhà Đa Phước.

Tòa án cũng triệu tập các điều tra viên đến tòa.

Đại diện Hội đồng định giá trung ương có ông Nguyễn Sơn Vĩnh, thành viên tổ giúp việc; giám định viên Bộ Tài chính là bà Nguyễn Thị Nhung, giám định viên Bộ Tài nguyên và Môi trường là ông Phạm Ngọc Thành Lê; chuyên viên, giám định viên Bộ Xây dựng là ông Võ Quốc Hùng - Trưởng phòng Quản lý nhà. 

Trước việc vắng mặt của bị cáo Phan Ngọc Thạch, Viện Kiểm sát nhân dân cho rằng, cơ quan điều tra đã ghi lời khai bị cáo, việc vắng mặt của bị cáo không ảnh hưởng đến việc truy tố. 

Luật sư đề nghị giải mật tài liệu, triệu tập thêm nhiều người

Luật sư Hồ Hữu Tuấn (Đoàn luật sư TP Đà Nẵng) tham gia bào chữa cho 5 bị cáo cho biết, sau khi nghiên cứu hồ sơ thấy bị cáo Nguyễn Điểu (nguyên giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng) và Lê Anh Tuấn (nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc CTCP Cung ứng tàu Đà Nẵng) có lợi ích đối lập nhau. Luật sư đã có đơn từ chối bào chữa cho bị cáo Tuấn. 

Luật sư Tuấn đề nghị HĐXX mời Tổng giám đốc Công ty Daewon Cantavil có mặt tại tòa với tư cách nhân chứng khi thẩm vấn Dự án Khu đô thị mới Đa Phước. 

Luật sư Trần Việt Hùng - bào chữa cho bị cáo Văn Hữu Chiến (nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng) đề nghị triệu tập bổ sung đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường vì có một số tài liệu đánh giá của Bộ này.

Ngoài ra, luật sư Hùng cho rằng, có một số tài liệu mật và tuyệt mật có thể coi là chứng cứ bào chữa cho bị cáo. Luật sư đề nghị tòa án có hướng dẫn rõ ràng, minh bạch để luật sư được sử dụng tài liệu. 

Luật sư Trần Quang Sơn đề nghị triệu tập ông Hoàng Tuấn Anh, nguyên Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và mời ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng để làm rõ một số vấn đề liên quan đến nhà số 16 Bạch Đằng.

Luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Cảnh Dương (nguyên Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư TP Đà Nẵng) và Nguyễn Đình Thống (nguyên Giám đốc Công ty Quản lý và khai thác đất Đà Nẵng) đề nghị triệu tập ông Lâm Quang Vinh, nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng. 

Luật sư cũng đề nghị mời bà Nguyễn Thị Thu Hiền, vợ bị cáo Dương vì liên quan đến việc thu giữ 2 quyền sử dụng đất của bị cáo Dương. Đây lại là tài sản chung của hai vợ chồng. 

Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch bào chữa cho bị cáo Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) đề nghị được tòa án cung cấp danh sách người triệu tập. Đồng thời kiến nghị HĐXX xem xét cho bị cáo Vũ tham gia với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để đảm bảo quyền lợi tại Công ty Xây dựng Bắc Nam và Công ty Xây dựng Bắc Nam 79. 

Đồng quan điểm, luật sư cũng đề nghị tòa giải mật một số tài liệu mật và công bố các tài sản bị thu giữ của bị cáo Vũ. 

Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Thu Hà (nguyên Phó giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng) cho rằng, cần mời thêm đại diện của 5 công ty thẩm định giá. 

Sau ít phút nghỉ hội ý, chủ tọa cho biết HĐXX ghi nhận một số ý kiến của luật sư. Nếu thấy cần thiết tòa sẽ triệu tập Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và 5 công ty thẩm định giá. 

Với tài liệu mật, về nguyên tắc khi tài liệu chưa giải mã nếu cá nhân nào để lộ sẽ phải chịu trách nhiệm. Trong vụ án này có một số tài liệu đề cập trong hồ sơ vụ án thì các luật sư được phép sử dụng. Tòa sẽ kiến nghị đến các cơ quan chức năng để tiếp tục giải mật. 

HĐXX sẽ xem xét tư cách của bị cáo Vũ đại diện cho các công ty. Còn với danh sách tài sản thu giữ của các bị cáo đã thể hiện trong tài liệu điều tra và cáo trạng, tòa yêu cầu các luật sư tự tìm hiểu.

Cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín khai gì về vụ giao đất công cho Vũ “nhôm”?
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa chuyển đến Viện KSND tối cao bản kết luận điều tra số 71 mới hoàn tất ngày 26.8.2019 liên quan dự án...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư