
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
![]() |
Hiện trạng Dự án xi măng Phú Sơn, Ninh Bình sau 10 năm được cấp Giấy phép đầu tư. |
Cụ thể, Sở Xây dựng Phú Thọ vừa đề nghị Bộ Xây dựng đưa nhà máy xi măng Yến Mao ra khỏi quy hoạch, trong văn bản góp ý về Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2025, định hướng đến năm 2035.
Lý do vì, ngày 28/8/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Văn bản số 1592/TTg-KTN về việc rà soát các dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng trong Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam, trong đó chỉ đạo hoãn triển khai Dự án nhà máy xi măng Yến Mao.
Bên cạnh đó, trên cơ sở đánh giá thực trạng việc sản xuất của các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh, Sở Xây dựng đã có Văn bản số 932/SXD-VLXD ngày 19/9/2016 báo cáo UBND tỉnh Phú Thọ đề xuất Bộ Xây dựng đưa Dự án nhà máy xi măng Yến Mao ra khỏi quy hoạch xi măng.
Việc đưa nhà máy xi măng Yến Mao ra khỏi quy hoạch là phù hợp với chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Thọ. UBND tỉnh Phú Thọ cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng về vấn đề này.
Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011, tỉnh Phú Thọ được bố trí 4 dự án gồm: Nhà máy xi măng Hữu Nghị, nhà máy xi măng Sông Thao, nhà máy xi măng Thanh Ba và nhà máy xi măng Yến Mao.
Như vậy, sau khi đưa nhà máy xi măng Yến Mao ra khỏi quy hoạch, chỉ còn 3 nhà máy được phép hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Trước đó, trong công văn gửi Bộ Xây dựng góp ý cho Dự thảo Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035, Sở Xây dựng Ninh Bình vừa đề nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu, xem xét đưa ra khỏi quy hoạch đối với dự án đầu tư xây dựng nhà máy Xi măng Phú Sơn.
Lý do, ngày 11/9/2017 UBND tỉnh Ninh Bình đã có Văn bản số 600/UBND-VP4 về dự án nhà máy Xi măng Phú Sơn, trong đó UBND tỉnh đã có ý kiến đồng ý chủ trương chấm dứt hoạt động dự án đầu tư xây dựng nhà máy Xi măng Phú Sơn theo đề nghị của Ban quản lý các KCN tỉnh.
Hiện tại, UBND tỉnh Ninh Bình giao Ban quản lý các KCN tỉnh phối hợp với các Sở, ban, ngành tham mưu, báo cáo UBND tỉnh triển khai thủ tục chấm dứt hoạt động của dư án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, thu hồi đất đai và giải quyết các vấn đề có liên quan đến dự án.
Được biết, Dự án nhà máy Xi măng Phú Sơn tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, Ninh Bình, công suất 1,2 triệu tấn/năm, được cấp giấy phép đầu tư giữa năm 2007 nhưng đến nay vẫn chưa triển khai.

-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025 -
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower