Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Xóa dần khoảng cách y tế công – tư
Dương Ngân - 24/05/2022 15:15
 
Y tế công lập có lợi thế về nguồn nhân lực, y tế tư nhân có lợi thế về cơ sở vật chất, kỹ thuật. Làm sao để các thế mạnh này hỗ trợ nhau, thúc đẩy ngành y tế phát triển bền vững là câu hỏi đang đặt ra cho các nhà quản lý.
Hợp tác công - tư được đánh giá là giải pháp hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung, ngành y tế nói riêng
Hợp tác công - tư được đánh giá là giải pháp hiệu quả để nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung, ngành y tế nói riêng

Nghịch lý

Y tế công lập đang quá tải tại nhiều cơ sở, nhất là tuyến Trung ương. Ngược lại, nhiều cơ sở y tế tư nhân được đầu tư bài bản với hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại lại thưa thớt bệnh nhân. Đó là câu chuyện của niềm tin, khi người bệnh vẫn mặc định rằng, trình độ của các bác sỹ tư nhân so với các y, bác sỹ tại y tế công lập vẫn còn một khoảng cách. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Mục tiêu xóa nhòa khoảng cách này là bài toán khó đang đặt ra cho các lãnh đạo cơ sở y tế cũng như tư lệnh ngành này.


Phát triển y tế cơ sở là một trong những đề xuất thiết thực
 - Ông Nitin Kapoor, Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc Công ty AstraZeneca Việt Nam

Trình độ nhân lực của y tế tuyến cơ sở của Việt Nam là một yếu tố quyết định sự vững vàng của cả hệ thống y tế. Tuy nhiên, các cán bộ y tế ở tuyến này lại thường phải đối diện với các vấn đề như thiếu nhân lực, trang thiết bị kém và chuyên môn không cao.

Theo nghiên cứu được đúc kết từ chương trình “Hợp tác vì tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế” giữa Viện Chiến lược và Chính sách y tế và AstraZeneca Việt Nam, việc phát triển y tế cơ sở là một trong những đề xuất thiết thực để xây dựng tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế nhằm phát triển một nền y tế bền vững.

Trình độ nhân lực của y tế tuyến cơ sở của Việt Nam là một yếu tố quyết định sự vững vàng của cả hệ thống y tế. Tuy nhiên, các cán bộ y tế ở tuyến này lại thường phải đối diện với các vấn đề như thiếu nhân lực, trang thiết bị kém và chuyên môn không cao.

Theo nghiên cứu được đúc kết từ chương trình “Hợp tác vì tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế” giữa Viện Chiến lược và Chính sách y tế và AstraZeneca Việt Nam, việc phát triển y tế cơ sở là một trong những đề xuất thiết thực để xây dựng tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế nhằm phát triển một nền y tế bền vững.n

Trình độ nhân lực của y tế tuyến cơ sở của Việt Nam là một yếu tố quyết định sự vững vàng của cả hệ thống y tế. Tuy nhiên, các cán bộ y tế ở tuyến này lại thường phải đối diện với các vấn đề như thiếu nhân lực, trang thiết bị kém và chuyên môn không cao.

Theo nghiên cứu được đúc kết từ chương trình “Hợp tác vì tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế” giữa Viện Chiến lược và Chính sách y tế và AstraZeneca Việt Nam, việc phát triển y tế cơ sở là một trong những đề xuất thiết thực để xây dựng tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế nhằm phát triển một nền y tế bền vững.n

Trình độ nhân lực của y tế tuyến cơ sở của Việt Nam là một yếu tố quyết định sự vững vàng của cả hệ thống y tế. Tuy nhiên, các cán bộ y tế ở tuyến này lại thường phải đối diện với các vấn đề như thiếu nhân lực, trang thiết bị kém và chuyên môn không cao.

Theo nghiên cứu được đúc kết từ chương trình “Hợp tác vì tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế” giữa Viện Chiến lược và Chính sách y tế và AstraZeneca Việt Nam, việc phát triển y tế cơ sở là một trong những đề xuất thiết thực để xây dựng tính bền vững và khả năng chống chịu của hệ thống y tế nhằm phát triển một nền y tế bền vững.

Để thu hút bệnh nhân, nhiều cơ sở y tế tư nhân tìm cách “câu” bác sỹ từ các bệnh viện công. Câu chuyện làn sóng gần 200 cán bộ y tế của Bệnh viện Bạch Mai từ bỏ bệnh viện công ra ngoài làm việc cho các bệnh viện tư nhân vẫn còn nóng hổi. Trước đó, làn sóng dịch chuyển lao động từ y tế công sang y tế tư nhân cũng khiến nhiều lãnh đạo cơ sở y tế công lập lao đao vì “chảy máu chất xám”. Minh chứng rõ ràng là hệ thống y tế Medlatec, Vinmec, Tâm Anh, Thu Cúc, Hồng Ngọc… đang có một đội ngũ nhân lực hùng hậu, chất lượng cao, được “săn” từ các bệnh viện công với mức thu nhập hấp dẫn.


Việc xã hội hóa ngành y tế đang bị biến tướng
- Ông Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế)

Trước khi có Luật Đầu tư công, chúng ta có Nghị quyết 93/NQ-CP của Chính phủ về một số cơ chế chính sách phát triển y tế, trong đó có nội dung liên quan đến vay vốn đầu tư xây dựng tại khu vực đất công, bệnh viện công cử cán bộ, công chức làm việc tại bệnh viện tư. Các nội dung của Nghị định dù rất hấp dẫn, nhưng do không có văn bản hướng dẫn thi hành, càng làm càng vướng mắc, khiến việc thực thi chưa đạt hiệu quả.

Việc xã hội hóa ngành y tế cũng vậy, mục đích ban đầu rất tốt, nhưng bị biến tướng trong quá trình triển khai thực hiện. Có một số tồn tại thuộc về thể chế, có tồn tại thuộc về quá trình thực thi. Ngành y tế đang trải qua cơn “bạo bệnh”, nếu không có thể chế minh bạch thì các tầng lớp tinh hoa trong ngành có thể do vô tình mà mắc phải sai phạm, khuyết điểm.

Cũng phải phải thừa nhận một thực tế rằng, vẫn còn những khoảng cách nhất định trong đầu tư phát triển y tế tư nhân, dẫn đến sự bất bình đẳng. Ông Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Hiệp hội Bệnh viện tư nhân Việt Nam cho rằng, y tế tư nhân đang phải chịu không ít sự bất bình đẳng về cơ chế chính sách. Thậm chí, nhiều cơ chế, chính sách lĩnh vực y tế còn là rào cản đối với hoạt động của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân.

Tại không ít địa phương, việc đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực y tế chưa được khuyến khích, chưa có cơ chế ưu đãi. Cùng với đó, các chính sách về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, thanh quyết toán bảo hiểm y tế cũng chưa được thực hiện rộng rãi tại các bệnh viện, cơ sở y tế ngoài công lập. Có những nơi bệnh viện công cùng hạng tương đương với bệnh viện tư nhân, nhưng số lượng thẻ bảo hiểm y tế được phân hàng năm lớn gấp 3-4 lần. 

Bên cạnh đó, việc chưa công bằng giữa y tế tư nhân với y tế công lập đã ảnh hưởng đến môi trường đầu tư lĩnh vực y tế, tạo ra cạnh tranh không lành mạnh. Hiện nay, số giường bệnh ở bệnh viện tư nhân mới chỉ chiếm 10% trong tổng số giường bệnh của cả nước, công suất sử dụng giường bệnh trong các bệnh viên tư chỉ khoảng 50% so với trên 100% của nhiều bệnh viện công. Ngoài ra, cơ sở khám chữa bệnh tư nhân ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan bảo hiểm y tế so với các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước vẫn còn thấp, chỉ khoảng 20%. 

Lời giải cho niềm tin với y tế tư nhân cũng như uy tín, chất lượng của hệ thống y tế tư nhân được kỳ vọng rất nhiều vào Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Tuy vậy, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, dù đây là lĩnh vực tiềm năng, nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư. Từ năm 2019 đến nay, trong lĩnh vực y tế chưa có thêm dự án đầu tư theo hình thức PPP.

Phó chủ tịch EuroCham, ông Torben Minko thì cho rằng, trong thực thi PPP hiện vẫn còn những rào cản nhất định. Theo đó, chính sách hiện tại và các vấn đề trong quá trình thực thi là một trong những rào cản làm suy yếu khả năng dự đoán và tính bền vững cần thiết để hỗ trợ quyết định đầu tư. Ngoài ra, chi phí kinh doanh cao hơn theo năm đối với các công ty dược đa quốc gia cũng tác động đến niềm tin đầu tư. Do vậy, rất cần có một khung pháp lý phù hợp hơn để thúc đẩy PPP phát huy hết tiềm năng.

Còn theo ông Lê Minh Sang, chuyên gia cao cấp về y tế (Ngân hàng Thế giới), việc áp dụng PPP trong ngành y tế còn rất hạn chế, bất chấp một số yếu tố thúc đẩy như khuyến khích xã hội hóa hoạt động y tế, tăng cường tự chủ bệnh viện, mở rộng bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân và phát triển tín dụng y tế.

Theo ông Sang, thực tế cho thấy, hầu hết các dự án PPP về y tế do chính quyền địa phương đề xuất và phát triển, tập trung vào hạ tầng và dịch vụ bệnh viện hơn là y tế dự phòng và y tế cơ sở, hướng đến nhóm dân số có thu nhập cao ở thành thị hơn là các nhóm chịu thiệt thòi ở nông thôn. Danh mục dự án PPP y tế làm dấy lên hoài nghi về tính công bằng và hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ y tế công.

Ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) nêu thực tế, dù khối tư nhân có thế mạnh trong phát triển hạ tầng, nhưng thiếu cán bộ y tế trình độ cao. Do đó, hầu hết các hoạt động hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế tại Việt Nam đều dựa vào nguồn nhân lực tuyển dụng của các đơn vị cung cấp dịch vụ y tế công lập. Các chuỗi chăm sóc sức khỏe lớn, sở hữu nguồn lực và kinh nghiệm quản lý đáng quý lại không mặn mà tham gia đối tác với Chính phủ trong các dự án PPP.


Nguồn lực thực hiện PPP trong lĩnh vực y tế còn thiếu
- Bà Vũ Quỳnh Lê, Phó cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

 Việc thực hiện PPP ở Việt Nam có rất nhiều điều thuận lợi, nhưng nguồn lực thực hiện PPP trong lĩnh vực y tế còn thiếu. Bên cạnh đó, thông tư hướng dẫn cụ thể về hình thức PPP đã được xây dựng từ năm 2019, nhưng tới nay vẫn chưa được ban hành.

Để tăng hiệu quả mô hình PPP, quá trình xã hội hóa trong ngành y tế cần được đẩy mạnh. Yếu tố thuận lợi của quá trình xã hội hóa ngành y là thời gian chuẩn bị nhanh, chỉ phải đấu thầu khi có từ 2 nhà đầu tư trở lên… Tuy vậy, khó khăn của quá trình này thiếu tính giải trình, cơ chế ràng buộc trách nhiệm giữa các cơ sở thực hiện xã hội hóa và nhà đầu tư chưa rõ ràng, dễ tranh chấp, thiếu rõ ràng về quy trình nhà đầu tư tư nhân.

Phát huy sức mạnh của hợp tác công - tư

Để thúc đẩy sự tham gia của tư nhân vào quá trình phát triển bền vững ngành y tế trong giai đoạn mới, thì việc hoàn chỉnh hành lang pháp lý thuận lợi là yêu cầu cấp thiết. Ông Lê Minh Sang cho rằng, về lâu dài, Chính phủ nên định hướng lại các dự án PPP y tế theo hai mục tiêu chính của hệ thống y tế quốc gia là công bằng và hiệu quả.

Tất cả dự án PPP y tế tiềm năng phải được sàng lọc nghiêm ngặt để chứng minh tính phù hợp với lợi ích của người dân và đảm bảo giá trị đồng tiền khi áp dụng phương thức này. Chỉ có những dự án PPP y tế qua sàng lọc mới được đưa vào trong kế hoạch phát triển ngành y tế và kế hoạch đầu tư công trung hạn.

“Cơ cấu tổ chức trong ngành y tế cần được tăng cường để quản lý các dự án hợp tác và đối tác công - tư. Ngoài ra, cán bộ quản lý y tế công cần được đào tạo để có đủ năng lực chuẩn bị và triển khai dự án PPP”, ông Sang nêu.

Còn theo ông Nguyễn Huy Quang, muốn tăng cường hợp tác công - tư trong ngành y tế, cơ quan quản lý nhà nước cần tạo ra sân chơi bình đẳng giữa y tế tư nhân và y tế công lập về thể chế, thực thi nghiêm túc, giúp thay đổi dần thái độ của người dân với y tế tư nhân. Đồng thời thực hiện chuyển đổi số để người dân, người bệnh tiếp cận thông tin khám chữa bệnh một cách thuận lợi, nhanh chóng, giảm bớt thủ tục hành chính khi tới các cơ sở y tế. Bản thân các cơ sở y tế, cả công lập và tư nhân cũng giảm bớt được nhiều thời gian và chi phí trong quá trình vận hành, tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Riêng với lĩnh vực trang thiết bị y tế và chẩn đoán, đại diện EuroCham mong muốn có một nghị định mới về mô hình đặt máy tại các cơ sở y tế công lập, nhằm tạo điều kiện cho các bệnh viện được đầu tư, nâng cấp hệ thống máy móc hiện đại, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Đề xuất sửa quy định đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập
Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư