-
VNSteel tiến vào kỷ nguyên xanh -
Nhựa Bình Minh - dấu ấn chất lượng cho hành trình bền vững -
Hình thành mạng lưới chuyển đổi kết nối kinh tế xanh ĐBSCL -
Đà Nẵng dành hơn 181 tỷ đồng đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi -
Solarvest ra mắt sản phẩm tài chính hỗ trợ chuyển đổi năng lượng sạch -
COP29: Ba định hướng chống biến đổi khí hậu
Thiếu nguồn lực tài chính đang là trở ngại lớn với các doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi kép để phát triển bền vững |
Tìm vốn ở đâu?
“Nguồn lực tài chính là trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi kép (chuyển đổi xanh, chuyển đổi số). Tín hiệu đáng mừng là đang có nhiều tổ chức tín dụng cung cấp tín dụng xanh cho doanh nghiệp.
Thông tin tại Hội thảo thường niên về phát triển bền vững với chủ đề “Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn”, bà Tống Diệu Linh, Giám đốc Trung tâm Ngân hàng giao dịch của VPBank cho biết, VPBank là một trong những tổ chức tín dụng đi đầu trong việc tham gia vào lĩnh vực tín dụng xanh, tăng trưởng danh mục xanh tại Việt Nam.
VPBank đã xây dựng chính sách về phát triển bền vững, ban hành khung tín dụng xanh, đưa ra quy trình sử dụng và quản lý nguồn vốn vay xanh, cho các dự án đáp ứng tiêu chí xanh vay vốn.
Sự giao thoa giữa chuyển đổi số và chuyển đổi xanh tạo nên sức mạnh tổng hợp hỗ trợ lợi ích của cả hai. Chuyển đổi số không chỉ là phương tiện hiện đại hóa nền kinh tế, mà còn cung cấp các công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trưởng xanh, trong khi các hoạt động xanh có thể thúc đẩy việc áp dụng các giải pháp số bền vững.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc cho vay với các dự án xanh luôn kèm theo nhiều điều kiện mà doanh nghiệp cần đáp ứng. Chưa kể, một trong những khó khăn lớn nhất của ngành ngân hàng hiện nay trong thúc đẩy tín dụng xanh là chưa có danh mục phân loại xanh quốc gia. Điều này làm khó các ngân hàng trong việc xác định định mức, quy mô đầu tư, xây dựng và triển khai các chính sách, sản phẩm, dịch vụ phù hợp.
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết, bình quân 7 năm qua (2017-2023), tín dụng xanh tăng 22%/năm, nhưng mới đạt gần 621.000 tỷ đồng, chỉ chiếm 4,5% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch (chiếm tỷ trọng gần 45%) và nông nghiệp xanh (gần 30%).
Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam cần khoản đầu tư lớn cho tăng trưởng bền vững, riêng số vốn tăng thêm cho các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và phát thải ròng bằng 0 từ nay đến năm 2040 đã lên tới 370 tỷ USD. Song hạn chế trong khả năng tiếp cận tín dụng xanh từ các tổ chức tín dụng đang là vấn đề lớn của các doanh nghiệp.
Bà Đỗ Lê Thu Ngọc, Trưởng phòng Phát triển bao trùm, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam cũng cho rằng, nguồn lực tài chính là trở ngại lớn nhất trong mục tiêu phát triển xanh của doanh nghiệp. Hiện chính sách và môi trường kinh doanh xanh còn chưa rõ ràng, việc tìm kiếm nguồn tài chính từ các ngân hàng thương mại còn khó, khi doanh nghiệp nhỏ không có tài sản thế chấp.
Đại diện UNDP gợi ý cho doanh nghiệp, hiện có một số công cụ tài chính được biết đến trên thế giới như công cụ thị trường trái phiếu, còn tại Việt Nam đang nghiên cứu xây dựng thị trường tín chỉ, doanh nghiệp nên cân nhắc tham gia.
Luật sư Vũ Minh Tiến, Thành viên HĐQT VIAD Group chỉ ra thực tế, có một bộ phận doanh nghiệp chưa mặn mà với chuyển đổi kép. “Vẫn còn khoảng cách lớn, giống như bức tường ngăn doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả cộng đồng đến với chuyển đổi kép”, ông Tiến ví von.
Trong quá trình tư vấn, VIAD nhận thấy nhiều doanh nghiệp không hiểu chuyển đổi kép là gì, chuyển đổi số là gì, chuyển đổi xanh là gì, cái gì làm trước. Bởi vậy, ông Tiến cho rằng, nên đẩy mạnh công tác truyền thông cho doanh nghiệp hiểu được lợi ích của chuyển đổi kép.
Phân tích nguyên nhân vì sao một số doanh nghiệp không mặn mà với chuyển đổi kép, ông Tiến cho rằng, mấu chốt vẫn là vì chi phí không dễ tiếp cận. Câu chuyện chuyển đổi kép đang được nhắc đến nhiều chỉ ở doanh nghiệp lớn, đáp ứng các tiêu chí quốc tế, nhưng đặc thù Việt Nam có 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, họ vẫn còn khó khăn trong chuyển đổi kép. Dù đã có Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng với một số thông tư cụ thể, nhưng để tiếp cận được là cả vấn đề. Đây là bài toán cần phải giải.
Các chuyên gia cho rằng, để thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, tài chính xanh và thị trường tín chỉ carbon, cần có hành lang chính sách, cơ chế hiệu quả.
Không chuyển đổi là đi lùi
Ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách, tài nguyên và môi trường (ISPONRE) cho rằng, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn bởi “cuộc chơi” thương mại và đầu tư toàn cầu.
Dẫn chứng, ông Thọ cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa vấn đề báo cáo phát triển bền vững trở thành yêu cầu với tất cả các công ty niêm yết từ tháng 1/2023. Đến tháng 6/2024, EU đã thể chế hóa vào luật, theo đó mọi công ty niêm yết bắt buộc phải thực hiện báo cáo phát triển bền vững.
Việc yêu cầu giảm phát thải và báo cáo phát triển bền vững áp dụng với toàn bộ chuỗi cung ứng, toàn bộ hệ thống, nếu không đạt được thì sẽ bị loại bỏ về thương mại và đầu tư.
Việt Nam đang hướng tới mốc thương mại toàn cầu đạt 1.000 tỷ USD. Chúng ta đang ở Top 20 nước có thương mại lớn nhất thế giới, cũng là Top 20 nước có phát thải lớn nhất thế giới. Tại Hội nghị lần thứ 26, Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đi trước nhiều đối thủ cạnh tranh là Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc…
Theo ông Thọ, Việt Nam đã trải qua các cuộc cải cách rất lớn. Năm 1986 là chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường; năm 2006 là từ kinh tế trong nước sang kinh tế quốc tế, gia nhập WTO. Qua đó cho thấy, xu hướng chuyển đổi kép - chuyển đổi số song hành cùng chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu mà cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt để tận dụng cơ hội kinh doanh mới, cũng như mang lại lợi ích bền vững cho xã hội và môi trường.
"Nỗ lực hành động góp phần giảm phát thải carbon."
- Ông Văng Viên Thông, CEO & Founder, thương hiệu thời trang từ vật liệu tái chế REPEET
Bắt nhịp với xu hướng Net Zero mà Việt Nam đã cam kết tại COP26, REPEET đang nỗ lực hành động góp phần giảm phát thải carbon, giảm rác thải nhựa xả ra môi trường, tối ưu việc tiêu thụ nước trong sản xuất dệt may.
Thay vì sử dụng polyester có nguồn gốc từ dầu mỏ, REPEET sản xuất các sản phẩm thời trang bền vững từ sợi polyester tái chế có nguồn gốc tại Việt Nam. Thương hiệu đã xây dựng thành công chuỗi cung ứng từ khâu thu gom, phân loại, tái chế, sản xuất xơ, sợi, dệt vải đến các sản phẩm thời trang, góp phần giảm thiểu 57% phát thải carbon và tiết kiệm 70% lượng nước tiêu thụ…
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu trên thế giới, REPEET đã và đang chứng minh được tiềm năng không giới hạn trong ngành công nghiệp này. Với chiến lược phát triển bền vững, REPEET đang chinh phục không chỉ thị trường nội địa, mà còn mở rộng ra các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu - nơi mà chất lượng sản phẩm và các tiêu chí bền vững, thân thiện môi trường luôn được đặt lên hàng đầu.
"Tận dụng mọi cơ hội mang lại lợi ích cho khách hàng."
- Bà Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Giám đốc Quản trị chiến lược nguồn nhân lực, Truyền thông đối ngoại và Phát triển bền vững AEON Việt Nam
AEON tận dụng mọi cơ hội để mang lại lợi ích cho khách hàng khi giúp họ có thêm trải nghiệm mới trên những nền tảng khác, bên cạnh lợi thế về mặt bằng shopping mall lớn.
Một điểm mà AEON đang phát triển để gia tăng sự cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử, đó là cung cấp và vận chuyển mặt hàng tươi sống đảm bảo chất lượng. Doanh nghiệp cũng đang triển khai tích hợp hệ thống để khách hàng có thể tận dụng điểm tích lũy tại AEON trong toàn bộ hệ sinh thái và đối tác của AEON.
Ngoài ra, giữa áp lực cạnh tranh giảm chi phí logistics, AEON cũng có chiến lược giảm khoản phí này bằng việc phát triển các sản phẩm riêng của mình như nông sản kết hợp với các nhà sản xuất địa phương. Những sản phẩm này vừa sử dụng cho siêu thị trong nước, vừa có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Đây cũng là cách để phát triển logistics xanh, nằm trong kế hoạch 5 năm tới của AEON tại Việt Nam.
"Phát triển bền vững luôn là yếu tố trung tâm trong mọi hoạt động."
- Bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao Heineken Việt Nam
Heineken Việt Nam hiện có 5 nhà máy bia trên khắp cả nước, với gần 3.000 nhân viên, sản xuất và phân phối nhiều thương hiệu mà trong đó có những sản phẩm được sáng tạo bởi chính các chuyên gia nấu bia Việt Nam, dành riêng cho người Việt.
Với cam kết song hành và phát triển cùng Việt Nam, chúng tôi luôn là một trong những đơn vị tích cực đóng góp cho nền kinh tế đất nước. Năm 2023, trong bối cảnh đầy khó khăn và thách thức, chúng tôi nhanh chóng thích ứng, đóng góp tương đương 0,5% GDP của Việt Nam và tạo ra hơn 172.000 việc làm trong toàn bộ chuỗi giá trị.
Tại Heineken Việt Nam, phát triển bền vững luôn là yếu tố trung tâm trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong chuỗi giá trị, chiến lược cung ứng của Heineken Việt Nam tập trung vào việc hợp tác và hỗ trợ nhà cung cấp xây dựng lộ trình giảm phát thải.
Theo đó, với bao bì, Công ty tái sử dụng đến 97% chai thủy tinh và 99% két nhựa. Với lon nhôm và thùng carton, Công ty đang hợp tác với các nhà cung cấp, nhà tái chế thực hiện các dự án “từ lon nhôm ra lon nhôm” và “carton to carton”.
-
Xoay vốn cho chuyển đổi kép -
Hình thành mạng lưới chuyển đổi kết nối kinh tế xanh ĐBSCL -
Toyota Việt Nam tiếp tục trồng cây tại tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Nam -
Đà Nẵng dành hơn 181 tỷ đồng đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi -
Solarvest ra mắt sản phẩm tài chính hỗ trợ chuyển đổi năng lượng sạch -
COP29: Ba định hướng chống biến đổi khí hậu -
Tiết giảm chi phí, sức lao động trong sản xuất nhờ drone phun thuốc bảo vệ thực vật
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 18/11 -
2 Đề xuất giải pháp đặc biệt “cứu” dự án chống ngập tại TP.HCM -
3 Rõ dần kịch bản mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận trị giá 38.693 tỷ đồng -
4 Hội đồng Vàng thế giới: Hai nguyên nhân khiến vàng lao dốc -
5 Động thái mới tại tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh
- EVNGENCO3 nhận giải thưởng uy tín dành cho doanh nghiệp niêm yết
- Đạm Phú Mỹ tiến tới “nhà máy thông minh”
- SonKim Land được vinh danh là Chủ đầu tư của thập kỷ
- Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
- VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải 2024
- SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024