
-
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các làng nghề sản xuất bánh, kẹo
-
Thật, giả trên thị trường đồ dùng cho trẻ em
-
Cựu Vụ phó nhận tiền tỷ, giúp cấp phép kinh doanh xăng dầu trái quy định
-
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo
-
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tiến độ, vướng mắc tại 7 dự án tái định cư
![]() |
Chiếc xe con lùi trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. |
Mức xử phạt tăng gần 20 lần
Thời gian qua, trên nhiều tuyến cao tốc đã xảy ra hàng loạt trường hợp tài xế điều khiển xe vi phạm trật tự an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn, khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Gần đây nhất, vào 10 giờ 30’ sáng ngày 3/7, hệ thống quản lý giao thông thông minh của tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã phát hiện một ô tô đi lùi từ Km49 về Km50, đoạn nút giao với Trạm thu phí QL38B - Gia Lộc hướng Hải Phòng - Hà Nội, thuộc địa phận thị trấn Gia Lộc (Gia Lộc, Hải Dương).
Từ thông tin này, lực lượng cảnh sát giao thông đã nhanh chóng xác minh được người điều khiển phương tiện. Căn cứ Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, đơn vị cảnh sát giao thông đã tiến hành lập biên bản, xử phạt hành chính đối với tài xế với mức phạt 17 triệu đồng, tước giấy phép lái xe (GPLX) 6 tháng.
Kể từ ngày 1/1/2020, những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông trên cao tốc đã bị xử lý với mức phạt cao gấp gần 20 lần trước đây (trước ngày 1/1/2020, hành vi đi lùi trên cao tốc chỉ bị xử phạt 800.000 - 1,2 triệu đồng).
Ý thức vẫn là yếu tố then chốt
Theo thống kê từ fanpage Thông tin Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, trong khoảng 10 vụ vi phạm Luật Giao thông đường bộ bị xử lý và công bố trên tuyến kể từ đầu năm đến nay, có 60% là đi lùi, đi ngược chiều.
Ông Trịnh Quang Mộng, Phó trưởng phòng Quản lý vận hành - đơn vị quản lý khai thác đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng lý giải, nguyên nhân chính của hành vi vi phạm này đến từ sự chủ quan của người điều khiển phương tiện.
Theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông, những hành vi như lái xe đi lùi, quay đầu hay dừng lại trên cao tốc đã vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, đe dọa tính mạng và tài sản của người tham gia giao thông trên tuyến. Đường cao tốc cho phép phương tiện lưu thông tốc độ cao, chỉ cần không tuân thủ quy tắc, có thể xảy ra các vụ va chạm, hậu quả tai nạn giao thông để lại thường rất thảm khốc.
Vì vậy, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (có hiệu lực từ ngày 1/1/2020) đã tăng mức phạt với các lỗi vi phạm trên đường cao tốc như điều khiển xe đi ngược chiều, lùi xe, đón trả khách, quay đầu xe trên đường cao tốc.
Cụ thể, phạt tiền 16 - 18 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; người điều khiển phương tiện còn bị tước GPLX 5 - 7 tháng.
Phạt tiền 6 - 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc; người điều khiển phương tiện bị tước GPLX 2 - 4 tháng.
Nghị định cũng xử phạt 3 - 5 triệu đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc...
Tuy nhiên, theo ông Bùi Danh Liên, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, dù Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đã tăng mức xử phạt gấp nhiều lần, nhưng công tác xử lý tại một số nơi còn buông lỏng, thiếu triệt để. “Nên buộc người vi phạm học lại luật, tước GPLX vĩnh viễn, bởi đây không chỉ là hành vi tự sát, mà còn ảnh hưởng tới tính mạng của những người xung quanh”, ông Liên đề xuất.
Các chuyên gia về an toàn giao thông cũng nhấn mạnh, bên cạnh chế tài xử phạt nghiêm khắc, ý thức vận hành phương tiện, chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện vẫn là yếu tố then chốt nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

-
Tiếp tục cảnh báo giả mạo văn bản, con dấu của Bộ Tài chính để lừa đảo -
Hỗn mang thế giới “cò” bất động sản - Bài 4: Đừng để thị trường bất động sản là “bãi mìn” -
Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng: Bộ Công thương khẳng định không cấp phép, không quản lý trực tiếp -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tiến độ, vướng mắc tại 7 dự án tái định cư -
Nói lời sau cùng, Trương Mỹ Lan gửi lời xin lỗi các trái chủ -
Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy khiến 2 người tử vong tại Trung Liệt -
Được gỡ vướng, nhưng nhiều dự án ở phía Nam vẫn tắc