
-
Lãnh đạo EU sẽ gặp Tổng thống Trump để thúc đẩy thỏa thuận thương mại
-
Skydance và Paramount được "bật đèn xanh" cho thương vụ M&A trị giá 8,4 tỷ USD
-
Thông tin về Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 6
-
Tổng thống Trump có chuyến thăm hiếm hoi đến trụ sở Fed
-
Quốc gia thứ 5 tại Đông Nam Á chính thức gia nhập thị trường sầu riêng Trung Quốc -
Nvidia “vượt mặt” cả nền kinh tế: Sự hiểu lầm về con số 4.000 tỷ USD
"Triển vọng thương mại còn rất bất ổn"
Dữ liệu hải quan đã chỉ rõ tác động của thuế quan Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 5 đã lao dốc 34,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2020 - thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát làm đảo lộn thương mại toàn cầu.
![]() |
Nguồn: Cơ quan hải quan Trung Quốc, Bloomberg |
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 5 đã tăng 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức lên 316 tỷ USD, theo dữ liệu hải quan công bố ngày 9/6. Tuy nhiên, kết quả này cho thấy sự chậm lại so với mức tăng 8,1% vào tháng 4 và thấp hơn mức tăng trưởng 5,0% mà các nhà kinh tế kỳ vọng với Reuters.
Trái lại, nhập khẩu của "gã khổng lồ" kinh tế châu Á trong tháng 5 đã giảm 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, lớn hơn nhiều so với mức giảm 0,2% vào tháng 4 và tệ hơn mức giảm dự báo là 0,9%.
Trước đó, xuất khẩu của Trung Quốc lần lượt tăng vọt 12,4% so với cùng kỳ năm ngoái và 8,1% trong tháng 3 và tháng 4, khi các nhà máy đẩy nhanh xuất khẩu các lô hàng đến Mỹ và các thị trường khác để tránh các đòn thuế quan nặng nề của Tổng thống Trump.
Nhu cầu bên ngoài - đóng góp gần 40% tăng trưởng quý I/2025 của Trung Quốc - đã phần nào bù đắp cho tình hình tiêu dùng trong nước chững lại. Thế nhưng điều này cũng khiến Bắc Kinh phụ thuộc nhiều hơn vào việc duy trì mối quan hệ ổn định với các đối tác thương mại như Mỹ - quốc gia mà Bắc Kinh kích hoạt thêm một vòng đàm phán khác tại London vào ngày 9/6.
Cần biết rằng tháng trước, Trung Quốc và Mỹ đã đạt thỏa thuận "đình chiến" thương mại sau vòng đàm phán tại Geneva (Thụy Sĩ). Theo đó, hai bên thống nhất sau đàm phán rằng thuế quan "có đi có lại" giữa hai nước sẽ được cắt giảm từ 125% xuống còn 10%. Trong khi đó, mức thuế 20% của Mỹ đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc liên quan đến chất gây nghiện fentanyl sẽ vẫn được áp dụng. Như vậy, tổng mức thuế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc là 30%.
"Triển vọng thương mại còn rất bất ổn ở giai đoạn này", ông Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, đánh giá. Bởi lẽ, xúc tiến xuất khẩu sớm (frontloading) có thể giúp duy trì đà xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6, nhưng có thể giảm dần trong những tháng tới, theo ông Zhang.
Sự sụt giảm nhu cầu từ thị trường Mỹ có thể là một yếu tố thuyết phục Bắc Kinh ngồi lại với các nhà đàm phán thương mại của Tổng thống Donald Trump tại Geneva vào tháng trước và chấp thuận một thỏa thuận "đình chiến" thương mại với Mỹ.
Trong nửa cuối năm nay, Trung Quốc được dự báo có thể phải đối mặt với lực cản tăng trưởng nếu rủi ro đối với thương mại toàn cầu trở thành hiện thực và tăng trưởng sẽ chậm lại nhanh chóng từ quý tới.
Dự báo trung bình cho thấy tăng trưởng quý IV/2025 của Trung Quốc ước đạt 4% và đây sẽ là mức tăng chậm nhất kể từ cuối năm 2022 - thời điểm đại dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng ở quốc gia tỷ dân và kéo tăng trưởng xuống còn 3%. Chưa hết, việc điều chỉnh theo thay đổi giá cả có thể còn khiến mức tăng trưởng đó thậm chí còn yếu hơn, theo Bloomberg.
Vòng xoáy giảm phát chưa có tín hiệu dừng lại
Nền kinh tế Trung Quốc đang mắc kẹt trong tình trạng giảm phát không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc, mặc dù chính phủ nước này và ngân hàng trung ương đã triển khai một số biện pháp kích thích.
Thách thức trên được phản ánh trong số liệu lạm phát công bố cùng ngày 9/6. Tình trạng giảm phát tiêu dùng của Trung Quốc đã kéo dài sang tháng thứ 4 khi chiến tranh giá cả leo thang còn mức tăng chi tiêu trong hai kỳ nghỉ lễ lớn không bù đắp được lực cản từ nhu cầu trong nước suy yếu.
Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 đã giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi, chỉ số giá sản xuất (PPI) cùng tháng giảm tới 3,3%, đánh dấu mức giảm kéo dài tháng thứ 32 và giảm mạnh nhất trong gần 2 năm.
Khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng nhanh hơn kim ngạch hàng tháng kể từ tháng 2/2023, điều này cho thấy giá cả hàng hóa xuất khẩu có xu hướng giảm. Mặc dù điều này giúp hàng hóa của Trung Quốc gia tăng sức cạnh tranh hơn trên toàn cầu, nhưng nó cũng làm suy yếu các đối thủ cạnh tranh ở các quốc gia khác và khiến ngày càng nhiều quốc gia áp đặt các lệnh trừng phạt thương mại bao gồm cả thuế quan đối với hàng hóa của Trung Quốc.
Mỹ đang đe dọa sẽ tăng thuế đối với nhiều quốc gia từ đầu tháng 7 và đối với Trung Quốc từ tháng 8. Điều đó có thể làm suy giảm thêm nhu cầu đối với các sản phẩm của Trung Quốc được xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ và được sử dụng làm đầu vào cho hàng hóa sản xuất của các quốc gia khác.
Ngay cả khi Trung Quốc và các quốc gia khác có thể đạt được thỏa thuận với chính quyền Tổng thống Trump, nhu cầu từ Mỹ và các thị trường khác có thể vẫn suy yếu khi các công ty giảm tốc độ chi tiêu mua sắm để né thuế quan.

-
Mỹ đạt thỏa thuận thương mại với một số đối tác châu Á trước hạn chót ngày 1/8 -
Quốc gia thứ 5 tại Đông Nam Á chính thức gia nhập thị trường sầu riêng Trung Quốc -
Nvidia “vượt mặt” cả nền kinh tế: Sự hiểu lầm về con số 4.000 tỷ USD -
Mỹ không vội đạt thỏa thuận, cứng rắn với thời hạn áp thuế mới vào ngày 1/8 -
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Sa thải Chủ tịch Fed, cắt giảm lãi suất cũng khó giải bài toán thâm hụt của Mỹ -
EU thực hiện chiến lược nào để đi đến thỏa thuận thương mại với Mỹ?
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín