
-
Thép SMC muốn phát hành riêng lẻ 73 triệu cổ phiếu để trả nợ
-
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan
-
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng
-
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu
-
Tasco muốn huy động 1.785 tỷ đồng từ cổ đông để góp vốn vào đơn vị thành viên -
Tổng lỗ của chuỗi nhà thuốc An Khang đã vượt 1.033,5 tỷ đồng
![]() |
Xuất khẩu cá tra vẫn rất khả quan. |
Báo cáo 11 tháng của Vĩnh Hoàn cho thấy, tháng 11/2021, doanh thu xuất khẩu của công ty mẹ (không bao gồm Sa Giang) đạt 912 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước và tăng 17% so với tháng 10/2021. Đây cũng là tháng đạt doanh thu xuất khẩu cao nhất từ đầu năm tới nay của Vĩnh hoàn.
Cá tra vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty với 617 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ nhưng chỉ tăng 3% so với tháng trước. Nhóm sản phẩm phụ liên quan tăng 53% so với cùng kỳ và tăng 34% so với tháng trước, đóng góp lớn thứ hai trong tỷ trọng doanh thu của công ty (175 tỷ đồng).
Nhóm sản phẩm chăm sóc sức khỏe có tốc độ tăng trưởng chậm hơn (tăng 24%), lùi xuống vị trí thứ 4 về đóng góp doanh thu, chỉ mang lại 52 tỷ đồng. Trong khi đó, nhóm tạp phẩm vươn lên vị trí thứ tư với 62 tỷ đồng, nhờ tăng trưởng tới 321%. Riêng nhóm phụ phẩm giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 7 tỷ đồng song đã cải thiện 4% so với tháng trước.
Về thị trường xuất khẩu, Mỹ tiếp tục là thị trường tiêu thụ chính của Vĩnh Hoàn với mức tăng 68% lên 415 tỷ đồng, chiếm 45% tổng giá trị xuất khẩu. Trung Quốc và khu vực khác cũng tăng lần lượt là 4% và 49% so với cùng kỳ. Riêng tại châu Âu, doanh thu xuất khẩu giảm nhẹ 3% xuống mức 88 tỷ đồng.
Dù vậy, so với tháng 10/2021, xuất khẩu tháng 11 của Vĩnh Hoàn sang Mỹ giảm 12% trong khi các thị trường khác đều tăng 49-68 %.
Mới đây, Vĩnh Hoàn vừa chốt ngày đăng ký cuối cùng chi trả cổ tức 20% bằng tiền mặt là 22/12/2021, ngày thanh toán là 31/12/2021.
Theo dự báo, giá cá tra Việt Nam sẽ còn tăng năm 2022 do khan hiếm nguyên liệu, chi phí thức ăn tăng cao, các nhà máy chế biến, đóng góp chưa hoàn toàn hồi phục. Việc giãn cách xã hội nên nhiều địa phương trong các tháng 7, 8, 9 giảm diện tích thả nuôi ở Việt Nam từ 30-55% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về thị trường cá tra năm tới, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho rằng, thị trường Mỹ Latinh đã chứng kiến tín hiệu tích cực cho xuất khẩu cá tra trong năm nay. Đáng chú ý nhất là trong Đó là Mexico và Brazil. Tính đến nửa đầu tháng 10/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Brazil tăng hơn 1,5 gấp so với cùng kỳ năm trước, đạt 47,44 triệu USD. Nhu cầu nhập khẩu lương thực và thực phẩm của Brazil cũng được dự báo sẽ tăng mạnh từ nay đến cuối năm và cả năm 2022. Việt Nam hiện là nhà cung cấp hàng đầu về cá tra ở Brazil.

-
Cảng Đoạn Xá dừng kế hoạch chào bán 21,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu -
Đến cuối năm 2026, Novaland mới đủ nguồn tiền để trả nợ vay và trái phiếu -
Không còn dự án gối đầu, Vạn Phát Hưng bắt đầu hụt hơi -
Thành viên mới HĐQT Vinasun bán 5 triệu cổ phiếu cho tổ chức liên quan -
Doanh số quý I tăng trưởng trở lại, Nafoods Group duy trì mục tiêu tăng trưởng cao dù chịu tác động của thuế đối ứng -
Hạch toán doanh thu một lần là điểm trừ của Long Hậu -
Phát hành cổ phiếu đơn vị sở hữu chuỗi Bách Hoá Xanh cho lãnh đạo chủ chốt
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu