Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Xuất khẩu da giày đạt gần 10 tỷ USD
Hải Yến - 10/09/2017 15:36
 
Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày tăng trưởng 2 con số trong 8 tháng đầu năm nay, nhưng tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước ngày càng tụt lùi so với sự lớn mạnh của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
.
Tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước tiếp tục giảm do khó khăn về vốn và thị trường

Xuất khẩu tăng, nhưng doanh nghiệp nội yếu thế

Theo báo cáo của Bộ Công thương về tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại 8 tháng năm 2017, sản lượng giày dép da đạt 166,3 triệu đôi, tăng 2,5%; xuất khẩu đạt 9,64 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, hơn 80% giá trị xuất khẩu ngành giày dép thuộc về các doanh nghiệp FDI.

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) thừa nhận, đang có sự thụt lùi về tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp da giày trong nước. Thực tế này càng rõ hơn sau một thời gian dài các doanh nghiệp FDI dồn lực đầu tư mở rộng quy mô sản xuất để đón cơ hội thị trường từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy rõ điều này. Nếu như năm 2013, khối doanh nghiệp FDI đóng góp hơn 70% tổng giá trị xuất khẩu thì năm 2016, tỷ trọng này đã tăng lên hơn 80%. Trong gần 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2017, khối doanh nghiệp FDI chiếm hơn 81%.

Trong khi đó, do khó khăn vì thiếu vốn đầu tư mở rộng sản xuất và tiếp cận thị trường, tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước tiếp tục giảm, từ mức 25% năm 2013 xuống còn 19% năm 2016 và dự báo tiếp tục giảm trong năm 2017.

Các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản vượt xa ASEAN

Xuất khẩu da giày đã làm tốt công tác thị trường và ghi dấu ấn xuất khẩu tại các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản… Đơn cử, năm 2016, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt 4,5 tỷ USD, chiếm 34,6% kim ngạch xuất khẩu giày dép; xuất khẩu sang EU đạt 4,2 tỷ USD, chiếm 32,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhưng, tại thị trường ASEAN, tỷ trọng xuất khẩu còn khiêm tốn so với quy mô, năng lực xuất khẩu của ngành, đặc biệt vẫn còn quá nhỏ so với các thị trường chủ lực kể trên. Cả năm 2016, xuất khẩu giày dép sang ASEAN đạt chưa tới 400 triệu USD.

4 thị trường xuất khẩu giày dép nhiều nhất năm 2016 ở khu vực ASEAN là Singapore, với kim ngạch xuất khẩu đạt 48 triệu USD, Malaysia 52 triệu USD, Thái Lan 41 triệu USD và Philippines 46 triệu USD.

Ông Nguyễn Chí Trung, Tổng giám đốc Công ty Giày Gia Định từng cho rằng, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) không phải là thị trường xuất khẩu da giày chính của giày dép Việt Nam, nhiều doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức thăm dò thị trường với số lượng không nhiều.

Đại diện LEFASO cũng thừa nhận, xuất khẩu giày dép và túi xách của Việt Nam sang các nước ASEAN sẽ không dễ tăng, do nhiều nước ASEAN cũng là đối thủ mạnh về sản xuất và xuất khẩu giày dép, túi xách, đặc biệt là một số nước có ngành sản xuất giày dép lớn như Thái Lan, Indonesia…

Điều này cũng trùng với khuyến cáo của Bộ Công thương tại Báo cáo Xuất nhập khẩu năm 2016 khi cho rằng, dẫu thuế nhập khẩu về 0% đối với sản phẩm da giày, túi xách lưu thông nội khối ASEAN từ ngày 1/1/2016, nhưng đi kèm với đó là các hàng rào phòng vệ thương mại đang có xu hướng gia tăng tại các thị trường trong khối này.

Theo ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch LEFASO, tình hình sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp da giày trong năm nay khá tốt. Lefaso dự báo, trong năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày có thể đạt 17,8 - 18 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016…

Da giày mở hướng sang Hàn Quốc, Nga, châu Âu
Trong bối cảnh Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chưa có diễn biến khả quan, các doanh nghiệp da giày Việt Nam đã có hướng đi mới -...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư