-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Xuất khẩu dệt may nửa đầu năm 2023 mới đạt gần 19 tỷ USD, giảm 17,6% so với cùng kỳ 2022. |
Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) vừa thông tin về ngành dệt may Việt Nam nửa đầu năm 2023.
6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu dệt may ước đạt 18,6 tỷ USD giảm 17,6% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 10,7 tỷ USD giảm 20,5%, xuất siêu 7,9 tỷ USD, giảm gần 1 tỷ USD so với mức 8,8 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Dưới tác động tiêu cực của dịch bệnh cùng những biến động chính trị trên thế giới khiến cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm (năm 2021 tăng 6%; năm 2022 tăng 3%, dự báo năm 2023 chỉ trên dưới 2%), đơn hàng xuất khẩu dệt may sang các thị trường chủ lực như: Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản đều giảm sâu.
Cụ thể, số liệu 5 tháng, xuất khẩu sang Mỹ giảm 27,1%, EU giảm 6,2%, Nhật Bản tăng 6,6%, Hàn Quốc giảm 2%, Canada giảm 10,9%...
Dự báo tình hình sản xuất, xuất khẩu sẽ cải thiện trong những tháng tới, sẽ khá hơn các tháng nửa đầu năm, nhưng tốc độ hồi phục vẫn chậm, khó khăn vẫn bao trùm ngành xuất khẩu này.
Theo phân tích của các tổ chức trong nước và thế giới, nhu cầu dệt may thế giới trong năm 2023 sẽ giảm 6 - 10%, từ 757 tỷ USD xuống còn 712 tỷ USD, thậm chí còn 687 tỷ USD. Đồng nghĩa rằng, thế giới sẽ giảm 45 tỷ USD mua hàng hóa dệt may, nặng hơn nữa có thể giảm chi tới 70 tỷ USD.
Khi các thị trường lớn đều giảm sức mua, các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn như Việt Nam bị tác động đầu tiên.
Ngoài thiếu đơn hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh của mình, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với khó khăn do đơn giá giảm sâu, thậm chí giảm đến trên 50% so với bình thường.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn gặp khó khăn với lãi suất vay cao, cao hơn nhiều các quốc gia cạnh tranh xuất khẩu khác.
Dữ liệu của Vitas cho biết, hiện, lãi suất cho vay của Trung Quốc ở mức 3,5%, Bangladesh 7%, Indonesia 5,7% trong khi đó Việt Nam ở mức bình quân 9-11%, cao hơn 5-7%.
Cùng đó, chi phí tiền lương tại Việt Nam cũng cao hơn. Theo thống kê của Trading Economies, chi phí tiền lương trung bình hàng tháng cho công nhân may mặc của Việt Nam đang ở ngưỡng 300 USD/người/tháng, trong khi đó Bangladesh chỉ ở mức 95 USD/người/tháng, Campuchia 190 USD/người/tháng, Ấn Độ 145 USD/người/tháng.
Ngoài ra, với chính sách “thúc đẩy” hoạt động sản xuất sau đại dịch, Trung Quốc đã áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành dệt may trong nước. Đồng thời, các doanh nghiệp dệt may của quốc gia này có quy mô sản xuất đứng top 1 thế giới, do đó khi cầu suy giảm, nguồn cung dồi dào hơn thì Việt Nam khó có thể cạnh tranh với quốc gia này.
Thời gian còn lại của năm 2023 và nhiều năm tới, sức ép lớn với ngành dệt may nước ta là đáp ứng yêu cầu về xanh hóa sản xuất, sản phẩm bền vững, buộc các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất nguyên liệu xanh để tiến tới sản xuất hàng may mặc có thể sử dụng nhiều lần, dễ tái chế, quá trình sản xuất giảm thiểu tác động đến môi trường.
Năm ngoái, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt khoảng 44 tỷ USD, trong đó, hàng dệt may đạt 36,6 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm 2021, xơ sợi đạt 4,7 tỷ USD, còn lại là nguyên phụ liệu. Nhưng tình hình năm 2023 đã khác, không thể mơ tới tăng trưởng mà lúc này là cố gắng thực hiện các giải pháp để mức suy giảm thấp nhất.
Do đó, ngành đặt mục tiêu xuất khẩu 39-40 tỷ USD vào cuối năm nay. Để hoàn thành mục tiêu này, các doanh nghiệp phải có giải pháp ổn định lực lượng lao động, giữ chân khách hàng, chấp nhận các đơn hàng không phải thế mạnh, không có lãi để có việc làm cho người lao động và để khách hàng không chuyển đi nơi khác, đồng thời cắt giảm tối đa các chi phí.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"