
-
Việt Nam xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược
-
Phú Yên kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Yêu cầu Bộ Công thương ban hành khung giá điện cho các nguồn điện trước ngày 10/4/2025
-
Bài toán mà nền kinh tế Việt Nam đang đối diện là "vượt qua chính mình"
-
[Ảnh] Chủ tịch nước và Nhà Vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long -
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas), thị trường các nước Liên minh Kinh tế Á – Âu mỗi năm nhập khẩu khoảng 17 tỷ USD hàng dệt may, nhưng hiện tại, thị phần của Việt Nam tại các thị trường này chỉ chiếm 2%.
Xuất khẩu dệt may sang Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan sẽ sớm đạt 1 tỷ USD |
Chia sẻ những cơ hội từ FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam, kiêm Phó chủ tịch Vitas cho rằng, ngành dệt may đang xuất khẩu mỗi năm 27 tỷ USD hàng dệt may ra thế giới, là nước đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu dệt may, đã đứng được ở những thị trường khó tính nhất như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản…thì không thể không đứng được tại thị trường của khối Liên minh Kinh tế Á – Âu.
“Đối với dệt may, phần lớn mặt hàng có mức thuế suất về 0%, số ít còn lại cũng sẽ giảm dần về 0% theo lộ trình cam kết sẽ là lực đẩy để kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Liên minh Kinh tế Á – Âu sẽ tăng trưởng 50% ngay trong năm đầu tiên và tăng trung bình 20% trong 5 năm tiếp theo, nâng kim ngạch tăng từ 700 triệu USD hiện nay lên 1 tỷ USD trong 1, 2 năm tới”, ông Trường tính toán.
Như vậy, Việt Nam sẽ chuyển từ vị trí nhà cung cấp hàng dệt may thứ 8 hiện nay tiến lên vị trí thứ 4 tại thị trường Liên minh Kinh tế Á – Âu.
Theo tính toán, FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu đi vào hiệu lực dự báo có thể tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Liên minh Kinh tế Á – Âu từ 4 tỷ USD hiện nay lên 10 - 12 tỷ USD vào năm 2020.
Liên minh Kinh tế Á - Âu bao gồm: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia, Kyrgyzstan, có dân số 183 triệu người, GDP khoảng 4.500 tỷ USD (chiếm 6% GDP toàn cầu).
Giá trị sản xuất công nghiệp của khối là 1.300 tỷ USD (chiếm 11% toàn cầu); sản xuất 30,2% lượng phân bón, 4,5% sắt thành phẩm, 4,5% quặng sắt của thế giới. Tổng giá trị thương mại 900 tỷ USD (chiếm 5% toàn cầu).
Các nước thuộc Liên minh là những quốc gia có trữ lượng tài nguyên phong phú, khổng lồ với tổng trữ lượng dầu mỏ 100 tỷ thùng, chiếm 17% trữ lượng thế giới, trữ lượng khí đốt đứng đầu thế giới, thứ ba về sản lượng điện và thứ tư về sản lượng than..

-
Việt Nam xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược
-
Phú Yên kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Yêu cầu Bộ Công thương ban hành khung giá điện cho các nguồn điện trước ngày 10/4/2025
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về cơ chế, thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân
-
Bài toán mà nền kinh tế Việt Nam đang đối diện là "vượt qua chính mình" -
[Ảnh] Chủ tịch nước và Nhà Vua Bỉ thăm Hoàng thành Thăng Long -
Nhà Vua Philippe mong muốn doanh nghiệp Bỉ đầu tư vào năng lượng, khai khoáng tại Việt Nam -
Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại -
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Nhà Vua Vương quốc Bỉ -
5 chính sách mới của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 4/2025 -
Hà Nội triển khai nhiều biện pháp phòng, chống lãng phí
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics