
-
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
![]() |
Điện thoại, linh kiện và máy vi tính đã mang về kim ngạch xuất khẩu hơn 21 tỷ USD |
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, từ đầu năm đến 15/3, cả nước có 2 ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, dẫn đầu là điện thoại và linh kiện đạt 11,13 tỷ USD, tiếp tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. So với cùng kỳ 2021, nhóm hàng này bị sụt giảm gần 600 triệu USD (tương đương giảm gần 5%).
Ngành hàng thứ 2 là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 10,2 tỷ USD, tăng hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch gần 800 triệu USD.
Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của các nhóm hàng điện tử chủ yếu là Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU…
Ngoài 2 nhóm hàng lớn kể trên, còn nhiều nhóm hàng xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên như: dệt may; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ…
Từ đầu năm đến 15/3, tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 69,78 tỷ USD, tăng 12,22% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 7,6 tỷ USD.
Năm 2021, dù gặp nhiều khó khăn về chuỗi cung ứng do đại dịch2 ngành hàng này đã đóng góp gần 110 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu 336 tỷ USD của cả nước. Trong đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện tiếp tục tăng trưởng 2 con số, đạt gần 58 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020, các thị trường có quy mô hàng chục tỷ USD như Mỹ, Trung Quốc đều tăng nhập điện thoại từ Việt Nam.
Ba năm gần đây nhất, từ 2019 đến 2021, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đều vượt 50 tỷ USD, lần lượt là 51,374 tỷ USD, 51,184 tỷ USD và 57,54 tỷ USD. Duy chỉ năm 2020, xuất khẩu sụt giảm nhẹ 0,4% so với 2019, do ảnh hưởng của năm đại dịch Covid-19 đầu tiên.
Còn máy vi tính - linh kiện cũng đóng góp 50,8 tỷ USD, tăng 14,05% so với năm 2020 (tương đương mức tăng thêm 6,25 tỷ USD), chiếm trên 15% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước, giữ vị trí số 2 trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Năm 2022, xuất khẩu đối với điện thoại, máy tính vẫn có nhiều dư địa tăng trưởng do nhu cầu thông tin liên lạc và làm việc từ xa vẫn lớn. Dự báo, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục tăng trưởng mạnh, sớm chạm mốc xuất khẩu 60 tỷ USD, trong khi điện thoại, linh kiện đạt 64,5-65 tỷ USD.
-
Chính phủ cho phép Vietnam Airlines phát hành thêm cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
-
Phát triển khu công nghiệp thông minh với công nghệ từ Schneider Electric
-
Đề xuất tăng vốn điều lệ của “ông lớn” đường cao tốc Việt Nam lên 38.618 tỷ đồng
-
Canada điều tra dây thép carbon và hợp kim thép nhập từ Việt Nam
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống -
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công -
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi -
SASCO đón vận hội, tiên phong chinh phục -
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô