
-
Hướng dẫn giải pháp tạm thời trước sự cố hệ thống điện tử của hải quan
-
Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đăng ký mới, dù chậm lại
-
Thành phố Huế đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024
-
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa
-
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028 -
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
![]() |
Xuất khẩu giày dép bật tăng trong tháng 1/2021 với kim ngạch đạt 1,8 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ 2020 |
Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại của Bộ Công Thương trong tháng 1/2021 ghi nhận, một số ngành xuất khẩu lớn như dêt may, da giày đã giữ được đà tăng xuất khẩu vaf duy trì được nhịp độ sản xuất ngay từ tháng đầu năm.
Cụ thể, tháng 1 năm 2021, chỉ số sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2020; sản lượng giầy, dép da tháng 1 ước đạt 21,9 triệu đôi, tăng 3% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu giày, dép các loại tháng 01 ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ.
Ngành dêt may có mức tăng xuất khẩu thấp hơn. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất ngành dệt và chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm 2020. Một số sản phẩm trong ngành có tăng 35,6% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 92,4 triệu m2, tăng 20,4% so với cùng kỳ; quần áo mặc thường ước đạt 380,1 triệu cái, tăng 9,3%.
Trong tháng 1/2021, 2 ngành công nghiệp quan trọng này đã mang về kim ngạch xuất khẩu 4,4 tỷ USD.
Theo đánh giá của ngành dệt may, tình hình đại dịch vẫn diễn biến phức tạp, thậm chí, tác động tiêu cực của đại dịch còn có thể kéo dài trong 1- 2 năm tới. Dự báo, năm 2021 vẫn là năm thị trường dệt may tiếp tục khó khăn, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới.
Tuy nhiên, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới. Trong đó Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được kí kết hồi giữa tháng 11/2020 sẽ được kỳ vọng tạo ra động lực, cơ hội cho dệt may Việt Nam và thay thế một số thị trường mà đại dịch Covid-19 vẫn chưa kiểm soát được và đang ảnh hưởng lớn đến thị trường của dệt may Việt Nam như châu Âu. Đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dệt may Việt Nam trong năm 2021 và các năm tiếp theo.
Tương tự như ngành dệt may, các doanh nghiệp ngành da giày cũng đã và đang chủ động nắm bắt và khai thác những lợi thế từ các Hiệp định thương mại mang lại nhằm tạo sự đột phá trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thúc đẩy xuất khẩu.
Đồng thời, do tác động của dịch Covid-19, những chuỗi cung ứng mới đang được xác lập lại, đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp da giày Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp FDI tiếp tục đầu tư mới và mở rộng sản xuất, sẽ giúp ngành da giày duy trì tăng trưởng xuất khẩu.

-
Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đăng ký mới, dù chậm lại -
Thành phố Huế đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng PCI năm 2024 -
Cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa -
EVNNPT phấn đấu hoàn thành 800 sáng kiến giai đoạn 2025-2028 -
Từ ngày 5/5, Bộ Công thương là đầu mối cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa -
Tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực vốn, đất đai, nhân lực -
Phát triển kinh tế tư nhân: Không hồi tố quy định gây bất lợi cho doanh nghiệp
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt
-
Cần Thơ "mới": Cuộc đua "săn" thời cơ lịch sử của giới đầu tư chiến lược
-
FPT thâu tóm công ty công nghệ Đức, thúc đẩy chuyển đổi số ngành năng lượng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vì sao phân khu tài chính của Economy City hút giới doanh nhân, đầu tư
-
Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025