-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
TIN LIÊN QUAN | |
Ngành gỗ bị “cướp” phần lớn sân nhà | |
Hàng Thái tràn vào Việt Nam qua mọi nẻo đường | |
Đắk Lắk gọi vốn đầu tư vào chế biến nông, lâm sản |
Ông đánh giá thế nào về tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ?
Ngành công nghiệp chế biến gỗ nước ta đã có bước đột phá trong những năm gần đây, với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tăng từ 219 triệu USD năm 2000 lên 3,4 tỷ USD năm 2010. Trong 3 năm qua, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt tương ứng 3,95 tỷ USD; 4,67 tỷ USD và 5,676 tỷ USD.
Ông Nguyễn Tôn Quyền, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam |
Trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đã đạt 3,4 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2013 và hoàn toàn có khả năng đạt mục tiêu đặt ra là 6,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu trong năm nay.
Với tốc độ phát triển như hiện nay, trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sẽ sớm đạt mức 10 tỷ USD/năm trong thời gian tới.
Ngành công nghiệp chế biến gỗ đã có sự phát triển vượt bậc, nhưng so với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thị trường thế giới, thì năng lực chế biến và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam còn quá nhỏ. Là một trong 5 quốc gia xuất khẩu gỗ và đồ gỗ lớn nhất thế giới và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 100 thị trường, nhưng Việt Nam mới chiếm 2,68% thị trường xuất khẩu đồ gỗ thế giới.
Thế thị trường trong nước thì sao, thưa ông?
So với bình quân chung của thế giới, người Việt tiêu dùng sản phẩm gỗ rất ít, chỉ 31,7 USD/người/năm. Toàn bộ thị trường sản phẩm gỗ trong nước hiện mới ở mức 2,853 tỷ USD.
Thị trường này đang có tốc độ phát triển rất mạnh, nhờ sự phục hồi của thị trường bất động sản và thu nhập của người dân được cải thiện. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước chưa quan tâm nhiều tới thị trường nội địa, vì nếu chế biến sản phẩm gỗ để xuất khẩu, doanh nghiệp được hưởng rất nhiều ưu đãi như miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, miễn thuế xuất khẩu và nhiều chính sách ưu đãi khác nữa, trong khi sản xuất để tiêu thụ trong nước thì không được hưởng những ưu đãi đó.
Với thực tế như vậy, nếu không có chính sách hỗ trợ thì doanh nghiệp sản xuất gỗ trong nước sẽ ngày càng lép vế trên thị trường nội địa.
Nhưng ông đã nói, tiềm năng xuất khẩu vẫn còn rất rộng mở?
Đúng vậy, các nước phát triển đang là thị trường nhập khẩu chủ lực sản phẩm gỗ của nước ta. Các nước như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… có mức tiêu thụ bình quân 150 - 180 USD/người/năm. Nếu khai thác tốt các thị trường này, thì Việt Nam hoàn toàn có khả năng đứng ở top 3 quốc gia xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, việc thị trường còn rất lớn không có nghĩa là chúng ta có thể dễ dàng đẩy mạnh xuất khẩu. Lý do là, sản phẩm nội thất như bàn ghế, tủ… được các làng nghề sản xuất ra chỉ bán được cho các thị trường như Trung Quốc, Đài Loan và Hongkong, vì các nước phát triển không sử dụng loại sản phẩm được chế biến từ gỗ quý, đặc biệt là gỗ rừng tự nhiên. Vì thế, khi 3 thị trường này có vấn đề như đã từng xảy ra trong những tháng đầu năm nay, thì một trong những sản phẩm gỗ xuất khẩu chủ lực sẽ gặp khó khăn.
Chúng ta đang đàm phán và thực hiện hàng loạt hiệp định thương mại, đặc biệt là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nên phải thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến chính sách thương mại quốc tế. Đối với sản phẩm gỗ, muốn xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản…, gỗ nguyên liệu gỗ phải có đầy đủ hồ sơ, chứng chỉ chứng nhận là gỗ hợp pháp.
Việc thực thi đầy đủ các chính sách này sẽ đẩy giá gỗ nguyên liệu tăng lên, trong khi giá bán sản phẩm không tăng tương ứng. Đây là trở ngại rất lớn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ.
Với tình hình như vậy, ngành công nghiệp chế biến gỗ có nên đặt trọng tâm vào thị trường nội địa?
Cần phải tập trung vào cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Nếu có chiến lược, bước đi hợp lý và cụ thể, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một trong 3 nước đứng đầu sản phẩm gỗ, đồng thời sẽ chiếm lĩnh được thị trường nội địa, vì chúng ta có nhiều thế mạnh.
Muốn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh sản phẩm gỗ phải chú ý nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quyết định là chủ động nguồn nguyên liệu. Việc này, Việt Nam đã và đang làm khá tốt. Cụ thể, diện tích rừng trồng đã tăng từ 196.000 ha năm 2000 lên 1,948 triệu ha vào năm 2010 và hiện tại là 3,2 triệu ha. Nếu tiếp tục phát triển và bảo vệ rừng trồng như hiện nay, chúng ta sẽ bảo đảm được nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ, đặc biệt là nguyên liệu cho 11 nhà máy chế biến gỗ MDF đã và đang xây dựng.
Thêm vào đó, đặc tính của người tiêu dùng các nước phát triển là rất thích sử dụng sản phẩm gỗ xoài, mít, điều, nhãn, xà cừ, phi lao, cao su, xoan… Hiện chúng ta có thể khai thác 500.000 m3 sản phẩm gỗ này.
Với tiềm năng như vậy, nếu có chính sách phát triển phù hợp, thì kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD gỗ sẽ nằm trong tầm tay.
Mạnh Bôn
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"