-
Thời điểm “vàng” kích cầu tiêu dùng cuối năm -
Ngành gỗ và nội thất đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa -
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít
Còn nhiều thách thức
Theo Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm đến hết tháng 9/2024, xuất khẩu sản phẩm gỗ đem về 7,84 tỷ USD, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2023; xuất khẩu gỗ nguyên liệu đạt 3,533 tỷ USD, tăng 13,1%; xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ 777 triệu USD, tăng 3,9%. Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản 9 tháng năm 2024 ước đạt 12,15 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gỗ và nội thất vẫn còn nhiều thách thức ở giai đoạn cuối năm. |
Tuy nhiên, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA) cho rằng, dù ghi nhận tăng trưởng, nhưng tỷ lệ không đồng đều. Trong đó, các doanh nghiệp FDI ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so với các doanh nghiệp Việt Nam. Không những thế, hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp Việt đang gặp khó khăn.
Doanh nghiệp Việt đang phải cạnh tranh rất lớn về mặt nhân công, giá cả từ đầu tư đến nguyên vật liệu… Không những thế, doanh thu dù có tăng trưởng, nhưng biên lợi nhuận không còn nhiều như những năm trước khi vận hành chuỗi cung ứng của toàn ngành chưa đạt hiệu quả cao
Tình hình sản xuất và xuất khẩu gỗ trong quý IV/2024 được các hiệp hội, doanh nghiệp dự đoán sẽ rất khó khăn do bão Yagi vừa qua đã để lại hậu quả rất nặng nề. Thống kê cho thấy có 13 tỉnh thiệt hại về rừng với diện tích 169.588 ha (diện tích này chưa bao gồm diện tích rừng tự nhiên bị sạt, trượt); trong đó 4 tỉnh thiệt hại nặng nhất là TP. Hải Phòng 10.045 ha; Lạng Sơn 19.729 ha; Bắc Giang 26.415 ha và Quảng Ninh 110.713 ha. Nhiều cơ sở sản xuất chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc bị thiệt hại, cần phải đầu tư sửa chữa, khôi phục.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), cuộc đình công của hàng loạt công nhân bốc xếp tại các cảng biển ở bờ biển phía Đông và bờ biển Vịnh của Mỹ dự kiến sẽ ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu và nền kinh tế. Từ đó, giá cước tàu sẽ có tác động ngay lập tức. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu theo hình thức FOB dẫn đến việc các hãng vận tải sẽ chậm lấy hàng trong thời gian tới.
“Kết quả bầu cử giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ là Donald Trump và Kamala Harris cũng sẽ tác động rất lớn đến tình hình xuất khẩu từ cuối năm 2024 trở đi. Các doanh nghiệp nên linh động xây dựng kế hoạch phát triển sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị toàn cầu trong giai đoạn tới”, ông Phương chia sẻ.
Nhiều tiềm năng ở thị trường nội địa
Theo Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Bùi Quang Hưng, thị trường bất động sản và xây dựng nội địa bắt đầu có những tín hiệu phục hồi khả quan. Với quy mô dân số hơn 100 triệu dân, tốc độ đô thị hóa nhanh, mỗi năm có tới 70 - 80 triệu m2 nhà mới được xây dựng, nhu cầu về tiêu dùng các sản phẩm nội thất tại thị trường nội địa có mức tăng trưởng tốt, trong đó việc mua sắm các sản phẩm nội thất gia đình như ghế sofa phòng khách, bàn ghế ăn… có mức tăng trưởng lớn.
Thị trường nội địa đang rất tiềm năng cho doanh nghiệp Việt. |
“Với quy mô sản xuất và nhu cầu về tiêu dùng của thị trường nội địa ngày càng lớn nhưng các doanh nghiệp nội thất trong nước đang tập trung hơn cho thị trường xuất khẩu mà chưa thực sự đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa. Hiện nay, các sản phẩm nội thất cao cấp nhập khẩu từ các nước châu Âu đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Đây là điều rất đáng tiếc vì Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu đồ gỗ lớn trên thế giới”, ông Bùi Quang Hưng chia sẻ.
Trong bối cảnh đó, Bộ Công thương đang chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm lớn cả trong và ngoài nước.
Đồng thời quan tâm tới hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để có thể đáp ứng, bắt nhịp với xu thế sản xuất, tiêu dùng xanh và bền vững của thế giới cũng như cạnh tranh với các sản xuất nhập khẩu tại thị trường nội địa.
Do đó, việc chinh phục thị trường nội địa đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng Kiến trúc AA; Trưởng Ban tổ chức Triển lãm Nội thất và Xây dựng Việt Nam 2024 (VIBE EXPO) cho biết, trải qua hơn 2 năm nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch và tập hợp các nguồn lực, VIBE ra đời để đón đầu làn sóng phục hồi và tăng trưởng, mang đến các cơ hội kinh doanh và kết nối chặt chẽ chuỗi cung ứng ngành nội thất và xây dựng.
“Diễn ra từ ngày 2-5/10, VIBE 2024 khởi động với quy mô 500 gian hàng, quy tụ gần 150 nhà triển lãm lớn trong các lĩnh vực nội thất, kiến trúc và xây dựng. Thông qua triển lãm, doanh nghiệp trong ngành có thể đẩy mạnh chinh phục thị trường nội địa nhiều tiềm năng như hiện nay”, ông Khanh chia sẻ.
-
Giải pháp công nghệ từ Tetra Pak giúp lưu trọn vị tươi ngon của trái dừa -
Xuất khẩu thủy sản năm 2025 kỳ vọng vượt mốc 10 tỷ USD -
Thụy Điển sẽ là thị trường tiềm năng của trái cây tươi Việt Nam -
Xuất nhập khẩu cả năm 2024 dự kiến vượt 782 tỷ USD -
Xăng RON95 tăng lên 21.000 đồng/lít -
Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3 năm 2024 -
Sản xuất nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up