-
Gạo Hạt Ngọc Trời được vinh danh “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024” -
Công ty Nhiệt điện Duyên Hải nỗ lực về đích nhiệm vụ năm 2024 -
Chủ tịch Quảng Nam chỉ đạo giải quyết cụ thể khó khăn của doanh nghiệp FDI -
VNSTEEL đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024: Bước tiến mới trên chặng đường mới -
TONMAT, TONMATPAN được vinh danh Thương hiệu Quốc gia -
Nghiên cứu gói hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng FTA
Thủ đoạn tinh vi
Ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN), thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, số lượng đơn thư tố cáo lừa đảo xuất khẩu lao động gửi về Cục ngày càng nhiều, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo ngày càng tinh vi nên việc điều tra, tìm bằng chứng cũng khó khăn hơn.
Khi lừa đảo, các đối tượng “cò” thường thông qua một người thứ ba đứng ra thu tiền, ký giấy biên nhận với người lao động, nhưng khi chuyển lại tiền cho “cò” thường lại không có văn bản nào.
Sau khi sự việc vỡ lở, cơ quan điều tra rất vất vả trong việc chứng minh hành vi lừa đảo của người trực tiếp thu tiền, bởi ở một góc độ, các đối tượng này có thể cũng được coi là nạn nhân lừa đảo của “cò”.
Trong khi đó, khi vụ việc vỡ lở, các “cò” thực sự thường bỏ trốn khỏi địa phương.
Trong 7 tháng đầu năm nay, Cục QLLĐNN đã nhận được hơn 40 đơn thư tố cáo sai phạm của các doanh nghiệp (DN) đưa người đi làm việc ở nước ngoài, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Qua kiểm tra khoảng 10 DN từ đầu năm đến nay, cơ quan này đã phát hiện 6 DN vi phạm, xử phạt gần 200 triệu đồng.
Trong đó, dù không có giấy phép đưa lao động sang một số thị trường như Angola, Malaysia, Singapore… hoặc hợp đồng chưa được cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt nhưng nhiều công ty vẫn tiến hành tuyển người và cung ứng lao động trái phép.
Chẳng hạn, CTCP Du lịch dịch vụ dầu khí Hải Phòng (OSC Hải Phòng) vừa bị Cục QLLĐNN xử phạt 45 triệu đồng do tổ chức đưa 19 lao động đi làm việc tại Singapore, khi hợp đồng cung ứng lao động chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận và tuyển dụng lao động thông qua “cò”.
Với những vi phạm tương tự, trước đó, hai DN là CTCP Simco Sông Đà và CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp và Chuyển giao công nghệ (VINAGIMEX) với tổng số tiền phạt là 37,5 triệu đồng.
Qua kiểm tra đơn thư tố cáo của người lao động, Cục QLLĐNN cũng phát hiện CTCP Xuất khẩu lao động và Thương mại du lịch (Colecto) đã lừa đảo, tuyển chọn, thu tiền trái phép của người lao động đi làm việc ở Angola dù chưa hề được cấp phép. Với hành vi đó, DN này đã bị xử phạt hành chính 35 triệu đồng…
Có thể thẩm định thông tin nếu nghi ngờ
Thông tin về xuất khẩu lao động của các “cò mồi” xuất hiện nhan nhản trên các trang mạng Internet. Đơn cử, với thị trường Angola, dù chưa có bất kỳ DN nào được cấp phép đưa lao động sang nước này, nhưng chỉ cần gõ từ khóa “tuyển lao động sang Angola” trên trang tìm kiếm Google, là có ngay hàng nghìn kết quả thông báo tuyển dụng lao động đăng tải công khai cùng số điện thoại liên hệ của “cò”.
Theo thống kê chưa chính thức của cơ quan chức năng, đang có tới khoảng 40.000 lao động Việt Nam làm việc trái phép tại Angola.
Hầu hết là lao động nghèo ở các vùng nông thôn, nghe lời quảng cáo, hứa hẹn đường mật của những đối tượng lừa đảo về công việc và thu nhập cao, mà thế chấp nhà cửa, ruộng vườn, vay lãi cao để nộp lệ phí với hy vọng đổi đời. Thế nhưng, sang đến nơi mới biết mình bị lừa khi phải làm việc trái phép, lương không đủ sống thấp, điều kiện làm việc và ăn ở quá khắc nghiệt, thậm chí đã có gần chục lao động chết tại Angola vì sốt rét.
Mới đầu tháng 7 vừa qua, Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn cũng đã đưa tin về vụ 13 lao động tại huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) bị đối tượng Nguyễn Văn Hòa (huyện Hậu Lộc) lừa đảo thu gần 200 triệu đồng/người để đưa sang Angola làm việc với mức lương hứa hẹn 800 - 1.000 USD/tháng.
Tuy nhiên, sang đến nơi, 13 lao động không hề được ai đón, cũng chẳng có công ty nào nhận làm việc, mà bị an ninh của nước sở tại bắt giữ. Gia đình ở Việt Nam đã phải gửi tiền để các lao động mua vé máy bay về nước.
Ông Đào Công Hải cho biết, chính tâm lý muốn được giải quyết nhanh, cộng với sự thiếu hiểu biết của nhiều lao động nông thôn đã trở thành mảnh đất màu mỡ cho các đối tượng lừa đảo lợi dụng.
Để hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động, ngoài sự hỗ trợ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các địa phương, từ tháng 5/2012, Cục QLLĐNN đã cho ra mắt Trung tâm Hỗ trợ lao động ngoài nước, đặt tại trụ sở của Cục (41- Lý Thái Tổ, Hà Nội) để cung cấp thông tin, tư vấn cho những người có nhu cầu qua điện thoại hoặc đến nhận tư vấn trực tiếp.
Phan Long
-
Hương 16:23 | 23-09-2016Hiện nay còn áp dụng phí chống trốn cho lao động đi nhật nữa không ạ? Nếu không tại sao e thấy 1 số công ty vẫn có phí chống trốn2 thích
-
Chủ tịch Quảng Nam chỉ đạo giải quyết cụ thể khó khăn của doanh nghiệp FDI -
SASCO lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam -
VNSTEEL đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024: Bước tiến mới trên chặng đường mới -
TONMAT, TONMATPAN được vinh danh Thương hiệu Quốc gia -
Nghiên cứu gói hỗ trợ riêng cho doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng FTA -
10 tháng năm 2024, 136.085 doanh nghiệp thành lập mới -
Doanh nghiệp Nhật Bản “săn” mục tiêu M&A xuyên biên giới
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024
- SeABank chính thức tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng
- Khu vực Đông Bắc - Tọa độ vàng đầu tư của bất động sản Thủ đô
- Coteccons được vinh danh "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024"
- Agribank ra mắt Tài khoản Plus: Đột phá trong trải nghiệm ngân hàng số
- FIATO AIRPORT CITY - đầu tư an toàn và bền vững với 2 tiêu chuẩn “vàng”