
-
Doanh nghiệp đa cấp phải rà soát hoạt động quảng cáo sản phẩm
-
“Nốt trầm” xuất khẩu gạo trong quý đầu năm 2025
-
Xuất khẩu đến ngày 15/4 đạt gần 120 tỷ USD
-
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định
-
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt -
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM
Số lượng cảnh báo gia tăng
Trong 4 năm gần đây, giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản sang Liên minh châu Âu (EU) tăng chưa tới 50%, nhưng số cảnh báo tăng gần 300%. Trong năm 2024, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 4,21 tỷ USD sang EU và số cảnh báo cũng ghi nhận ở mức kỷ lục, với 114 cảnh báo, tăng gấp đôi so với năm 2023.
![]() |
Số lượng cảnh báo của EU với sản phẩm thực phẩm, nông thủy sản Việt Nam tăng. |
Tính từ đầu năm 2025 đến nay, EU gửi 12 cảnh báo do các sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam vi phạm các quy định an toàn thực phẩm của thị trường này.
Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, có 4 nguyên nhân khiến nông sản, thực phẩm Việt Nam nhận cảnh báo, bao gồm nguyên nhân từ vùng trồng; từ vùng nuôi thủy sản; từ cơ sở đóng gói,sơ chế, chế biến và nguyên nhân từ cơ quan quản lý.
Đáng chú ý, cơ quan quản lý địa phương chưa sát sao với vấn đề liên quan đến SPS. Đến ngày 20/2/2025, mới chỉ có 18/63 (28,5%) tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện QĐ 534/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án SPS. Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm bị cảnh báo cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Hiện văn phòng SPS Việt Nam mới nhận được 63/114 (chiếm 55,3 %) cảnh báo có kết quả xử lý của năm 2024, trong đó 57 sản phẩm thuộc quản lý của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và 6 sản phẩm thuộc quản lý của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương).
Hiện nay, tại thị trường EU, xu hướng tiêu dùng xanh, thực phẩm hữu cơ, sản phẩm có chứng nhận đang mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt. Bên cạnh đó, Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất nhiều loại nông sản đặc thù mà EU không có, như thanh long, xoài, chanh leo, vải, nhãn…
Tuy nhiên, EU là thị trường có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm rất cao. Các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này phải đáp ứng các quy định SPS (kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch, phụ gia thực phẩm…) và TBT (rào cản kỹ thuật thương mại), với dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực phẩm thấp.
Cần nâng cao năng lực
Ông Nguyễn Văn Thứ, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm G.C cho biết, trong xu thế yêu cầu về tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu ngày càng tăng cao, yếu tố chất lượng sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế thấp nhất rủi ro nhận cảnh báo từ các thị trường.
“Ngoài vùng nguyên liệu nha đam rộng hơn 200 ha được trồng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap với sản lượng đạt 550 tấn/ha/năm, doanh nghiệp còn bao tiêu hơn 250 ha từ vùng nguyên liệu dừa Bến Tre theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, với nhà máy sản xuất nha đam, thạch dừa đều đạt đạt chuẩn quốc tế FSSC 22000, HALAL… và sử dụng các công nghệ và quy trình tiết kiệm năng lượng, giúp giảm lượng khí thải, từ đó bảo vệ và duy trì sự cân bằng môi trường tự nhiên, chúng tôi tự tin đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường, đặc biệt là EU”, ông Thứ chia sẻ.
![]() |
Cần nâng cao năng lực, nhận thức cho địa phương, nông dân và doanh nghiệp về các yêu cầu của EU trong trồng trọt, thu hái, bảo quản… để xuất khẩu. |
Ngoài ra, để hạn chế những vi phạm này, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam đề nghị nâng cao nhận thức, năng lực bằng cách tập huấn cho các địa phương, nông dân, doanh nghiệp sản xuất rau quả trọng điểm sang EU. Cùng với đó xây dựng các tài liệu hướng dẫn dễ hiểu các yêu cầu của EU trong trồng trọt, thu hái, bảo quản… để xuất khẩu.
Về lâu dài, ông Ngô Xuân Nam cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm cần tăng cường cập nhật thông tin và kịp thời đáp ứng các quy định mới liên quan. Đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng nông sản, thực phẩm xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam.
“Các cơ quan chuyên môn cũng sẽ có hướng dẫn chi tiết về thủ tục xuất khẩu, ghi nhãn, chứng nhận an toàn thực phẩm… tới các cơ sở sơ chế, chế biến, đóng gói, doanh nghiệp kinh doanh nông sản, thực phẩm xuất khẩu”, ông Nam chia sẻ.

-
Xuất khẩu rau quả giảm do thị trường Trung Quốc giảm nhập sầu riêng -
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định -
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt -
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM -
Việt Nam có nhiều tiềm năng xuất khẩu mặt hàng cá rô phi -
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít -
SASCO vận hành sớm phòng chờ thương gia tại Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)
-
Ngân Tín Group: Kiên định mục tiêu, vững vàng vượt thử thách
-
Bình Dương: Điểm sáng tăng trưởng bất động sản vùng lân cận TP.HCM
-
Vietnamobile thông báo mời thầu Dịch vụ bảo trì và hỗ trợ cho tủ đĩa lưu trữ dữ liệu