-
Phân luồng, tổ chức giao thông tạm thời cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đoạn Km239+800-Km242+900 -
Lãnh đạo UBND TP.HCM chia việc giải quyết hơn 30 dự án tồn đọng trong tháng 12/2024 -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối Sân bay Long Thành -
Bình Định nêu phương án xử lý đối với 406 cơ sở nhà, đất công -
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải vươn mình đuổi kịp thế giới -
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy với 100% phiếu tín nhiệm
Cước vận chuyển đường biển tăng phi mã do căng thẳng tại Biển Đỏ, gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu |
Doanh nghiệp xuất khẩu chịu nhiều ảnh hưởng
Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu đi Mỹ thông tin, căng thẳng tại Biển Đỏ kéo dài từ tháng 11/2023 đến nay đang tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
“Đơn hàng đang phục hồi dần từ cuối năm ngoái, nhưng lại vướng căng thẳng tại Biển Đỏ, khiến nhiều hãng tàu phải thay đổi tuyến đường, đi vòng qua mũi Hảo Vọng, hành trình tàu kéo dài thêm 10 - 15 ngày so với trước, gia tăng đáng kể chi phí cho doanh nghiệp. Điều này đang gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp xuất hàng đi Mỹ, EU”, vị doanh nhân này xác nhận.
Mỹ và EU là 2 thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm ngoái, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với khu vực châu Âu là 71,14 tỷ USD và với khu vực Bắc Mỹ là 122,3 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 2 khu vực này chiếm tới 28,4% tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước năm 2023. Với lượng hàng hóa giao dịch lớn như vậy, chỉ cần biến động nhỏ về giá cước cũng khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.
Những tác động tiêu cực từ xung đột Biển Đỏ là việc giá cước vận tải tăng, tình trạng thiếu container rỗng, thời gian vận chuyển kéo dài và ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng đơn hàng xuất nhập khẩu.
Bà Hoàng Thị Liên, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam cho hay, thị trường EU chiếm 20% tổng trị giá xuất khẩu toàn ngành. Các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu đang chịu tác động rất lớn từ tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ và giá cước vận tải tăng cao.
Cụ thể, có doanh nghiệp đã xếp hàng lên tàu từ ngày 20/12/2023, nhưng 15 ngày sau, khi hãng tàu đã chạy thì bị áp dụng phụ thu với giá 2.000 USD/container 40 feet. Việc áp dụng phí tùy tiện, không báo trước, không qua đối thoại, thỏa thuận khiến doanh nghiệp xuất khẩu rơi vào cảnh “cá nằm trên thớt”.
Bà Liên còn cho hay, nếu phía doanh nghiệp không nộp phụ phí tăng thêm này, thì họ gửi thêm bản áp phụ phí thanh toán trễ, việc này càng làm cho các doanh nghiệp thêm bức xúc.
Các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu cũng xác nhận, hiện phí vận chuyển đối với mặt hàng này đi thị trường EU tăng 5 - 6 lần so với trước đây.
Cước vận chuyển đã tăng trên 70%
Thông tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, từ tháng 1/2024, cước vận chuyển container bằng tàu biển đi Mỹ, Canada tăng mạnh so với tháng 12/2023.
Cụ thể, cước tàu đến Bờ Tây nước Mỹ tăng từ mức 1.850 USD/container trong tháng 12/2023, lên 2.873 - 2.950 USD/container trong tháng 1/2024 (tăng 55 - 60%).
Cước tàu đến Bờ Đông nước Mỹ tăng từ mức 2.600 USD/container trong tháng 12/2023, lên 4.100 - 4.500 USD/container vào tháng 1/2024 (tăng thêm 58 -73%).
Giá cước vận chuyển container bằng tàu biển sang châu Âu tăng mạnh hơn nhiều so với đi Mỹ. Cước đi Hamburg (Đức) từ mức 1.200 - 1.300 USD trong tháng 12/2023 đã tăng lên 4.350 - 4.450 USD trong tháng 1/2024.
Các doanh nghiệp lại có mối lo xa hơn, bởi việc tăng chi phí vận tải sẽ gây ra hiệu ứng domino đối với giá cả hàng hóa khác, làm tăng thêm bất ổn kinh tế và địa chính trị, từ đó cản trở đà phục hồi kinh tế.
Cước vận chuyển đường biển tăng phi mã, nhưng giải pháp cũng khó triệt để.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), xung đột ở Biển Đỏ không phải là vấn đề một quốc gia có thể giải quyết, Việt Nam cũng không thể tránh khỏi chịu tác động. Nhưng bằng cách nắm bắt thông tin nhanh nhất có thể, dự báo tác động chính xác nhất có thể và các biện pháp ứng phó phù hợp, chúng ta có thể hướng tới mục tiêu là hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của vấn đề toàn cầu này, thậm chí là có thể biến “nguy” thành “cơ” đối với một số ngành.
Để ứng phó và giảm thiểu tác động tiêu cực của tình hình Biển Đỏ đối với hoạt động xuất nhập khẩu và vận tải hàng hóa liên quan đến doanh nghiệp Việt Nam, các cơ quan quản lý, hiệp hội và doanh nghiệp cũng đưa ra đề xuất ổn định giá cước và phí vận chuyển; phân luồng hàng hóa và tuyến đường thay thế; đa dạng nguồn cung ứng hàng hóa; lưu ý trong đàm phán hợp đồng mua bán và hợp đồng bảo hiểm; bám sát tình hình; xây dựng kế hoạch phòng ngừa và phản ứng nhanh.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, căng thẳng Biển Đỏ là cú sốc không mong muốn và là tác động tiêu cực. Trong bối cảnh như vậy, xuất nhập khẩu thương mại, đặc biệt là xuất khẩu chắc chắn vẫn rất khó khăn.
Lo ngại cú sốc mới phát sinh từ tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ sẽ gây khó cho kế hoạch phục hồi của doanh nghiệp xuất khẩu, nhiều chuyên gia cũng khuyến nghị điều hành vĩ mô theo hướng bám sát tình hình để có kịch bản phù hợp, hỗ trợ doanh nghiệp giảm nhẹ tác động bất lợi.
Trong chỉ đạo mới nhất đối với các bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Thủ tướng Chính phủ lưu ý, căng thẳng tại
Biển Đỏ đang tác động đến xuất nhập khẩu hàng hóa, Bộ Công thương phối hợp thường xuyên với các bộ, cơ quan, hiệp hội, hãng tàu, doanh nghiệp để nắm bắt tình hình vận tải hàng hóa quốc tế qua khu vực Biển Đỏ. Qua đó, đề xuất các giải pháp giảm thiểu chi phí vận chuyển, bảo đảm luồng hàng xuất khẩu không bị cản trở và tăng khả năng chống chịu với các biến động của môi trường kinh doanh quốc tế.
-
Phân luồng, tổ chức giao thông tạm thời cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đoạn Km239+800-Km242+900 -
Lãnh đạo UBND TP.HCM chia việc giải quyết hơn 30 dự án tồn đọng trong tháng 12/2024 -
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án kết nối Sân bay Long Thành -
Bình Định nêu phương án xử lý đối với 406 cơ sở nhà, đất công
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải vươn mình đuổi kịp thế giới -
Việt Nam - Nhật Bản: Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới -
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy với 100% phiếu tín nhiệm -
Báo Đầu tư nhận bằng khen của Bộ Công thương vì đóng góp phát triển ngành logistics -
Thách thức lớn về cấp điện trong năm 2025 -
Nhiều thay đổi lớn trong pháp luật về đầu tư -
M&A kích hoạt nền kinh tế Việt Nam
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô
- FPT tăng tốc chinh phục thị trường AI Nhật Bản: Cơ hội lớn cho nhân tài công nghệ
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật Hoàn Mỹ 2024 hướng đến xuất sắc lâm sàng tại Việt Nam