
-
CPI bình quân 6 tháng năm 2025 tăng 3,27%
-
CPI tháng 6/2025 tăng 0,48%
-
Xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện lập kỷ lục, 6 tháng đạt gần 48 tỷ USD
-
Hải Phòng: Đưa sản phẩm truyền thống và ẩm thực đến gần hơn với người tiêu dùng
-
Dấu ấn xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2025 -
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm trong tháng 6, doanh nghiệp nỗ lực dịch chuyển thị trường
![]() |
Ảnh minh họa. |
Xuất khẩu chịu ảnh hưởng
Những căng thẳng ở Biển Đỏ đã gây thiệt hại cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của nhiều quốc gia và Việt Nam không đứng ngoài vòng xoáy này.
Thời gian vừa qua, tại khu vực vịnh Aden và Biển Đỏ xuất hiện tình trạng tàu biển chuyên chở hàng hóa bị tấn công, dẫn đến việc một số hãng vận tải biển thông báo dừng vận chuyển hàng hóa qua khu vực này, thay đổi hải trình, chuyển hướng đi vòng qua mũi Hảo Vọng của châu Phi.
Tình trạng trên tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại quốc tế, dẫn đến hàng hóa vận chuyển bằng đường biển giữa châu Á với châu Âu và Bờ Đông Bắc Mỹ mất nhiều thời gian hơn.
Cần phải nói thêm, Mỹ, châu Âu là 2 thị trường xuất khẩu lớn của nước ta. Năm ngoái, xuất khẩu sang Mỹ dù chịu tác động nặng nề của suy giảm kinh tế, nhưng vẫn đạt gần 97 tỷ USD, xuất khẩu sang EU đạt 44,05 tỷ USD.
Chịu ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là các ngàng xuất khẩu lớn, như dệt may, da giày, đồ gỗ và các sản phẩm điện tử, thủy sản, nông sản...
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, hàng loạt hãng vận tải biển lớn như Yang Ming Line, One, Evergreen Line, HMM, Maersk… đã gửi thông báo tới các doanh nghiệp về việc tăng phụ phí do phải thay đổi hải trình các tuyến châu Á - châu Âu, tránh đi qua kênh đào Suez và Biển Đỏ.


Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương)
Giá cước vận chuyển
container trên tuyến thương mại Á-Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Từ tháng 1/2024, cước vận chuyển container bằng tàu biển đi Mỹ/Canada và EU đều tăng rất nhiều so với tháng 12/2023, tùy hãng và tùy tuyến.
Cụ thể, cước tàu sang Mỹ, Canada đến Bờ Tây từ mức 1.850 USD/container tháng 12/2023 lên 2.873-2.950 USD/container cho tháng 1/2024 (tăng 55-60%).
Các chuyến tàu đến Bờ Đông tháng 12/2023 ở mức phí 2.600 USD/container, tăng lên 4.100-4.500 USD/container tháng 1/2024 (tăng 58-73%).
Cước tàu sang EU tăng mạnh nhất so với tháng 12/2023. Cụ thể, cước đi Hamburg tăng từ 1.200-1.300 USD/container trong tháng 12/2023, lên 4.350 USD-4.450 USD/container tháng 1/2024.
Theo các doanh nghiệp, có tới 80% lượng hàng hóa đi Bờ Đông nước Mỹ/Canada và EU qua kênh đào Suez. Do căng thẳng Israel - Hamas, nhóm nổi loạn Houthi (Yemen) tấn công các tàu đi vào Biển Đỏ để qua kênh đào này.
Biển Đỏ nối với Địa Trung Hải qua kênh đào Suez, hình thành tuyến vận tải biển ngắn nhất kết nối châu Âu và châu Á. Đây là tuyến đường huyết mạch, vận chuyển khoảng 1.000 tỷ USD giá trị hàng hóa toàn cầu.
Tháng 12/2023, các tàu của Maersk, MSC và CMA đều bị tấn công. Điều này buộc các hành trình phải vòng qua mũi Hảo Vọng (Nam Phi), mất thêm 7-10 ngày, dẫn đến vòng quay của con tàu lâu hơn, phát sinh chi phí vận tải nhiều hơn.
Do lưu lượng hàng hóa trong năm 2023 ít, nên nhiều tuyến cắt bớt tàu mẹ. Khi hành trình kéo dài dẫn đến vòng quay của một con tàu mất khoảng 2 tuần. Một số tuyến phải cắt bỏ một số chuyến hàng tuần, dẫn đến thiếu chỗ hoặc đưa thêm tàu vào khai thác làm tăng thêm chi phí.
Theo số liệu của MarineTraffic, lượng tàu container vận chuyển qua Biển Đỏ trong tháng 12/2023 giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022. Do đi đường vòng, cước vận tải tăng, cùng nhiều khoản phụ phí phát sinh, đe dọa chuỗi cung ứng toàn cầu.
Doanh nghiệp cần chủ động
Lo ngại rủi ro, ngày càng nhiều hãng tàu dừng vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ. Tập đoàn Cosco, công ty vận tải biển lớn nhất Trung Quốc đã ngừng vận chuyển đến Israel thông qua tuyến đường thủy chiến lược này. Trước đó, Công ty Vận tải Địa Trung Hải (MCS) có trụ sở tại Thụy Sỹ và CMA, CGM của Pháp cũng thông báo thay đổi hải trình và ngừng vận chuyển hàng hóa qua Biển Đỏ.
Trong công văn mới nhất gửi Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Tổng thư ký Vasep, ông Trương Đình Hòe cho hay, nếu căng thẳng tại vùng Biển Đỏ tiếp diễn hoặc leo thang, có thể dẫn đến hệ lụy là chi phí vận tải tăng, giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng, ảnh hưởng tới sức cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp thủy sản.
Vasep đề nghị Cục Xuất khập khẩu tham mưu cho lãnh đạo Bộ hoặc có các giải pháp, tác động để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm áp lực về chi phí vận tải tăng cao như hiện nay.
Không ít doanh nghiệp lo ngại, nếu tình hình vẫn căng thẳng, giá cước vận tải biển sẽ tiếp tục tăng và có thể lên mức như hồi dịch Covid-19, mệt hơn là khách hàng từ châu Âu sẽ tính đến phương án tìm nhà cung cấp thay thế mà không phải đi qua khu vực Biển Đỏ, khiến doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại nhiều hơn.
Cục Xuất nhập khẩu lưu ý, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần theo dõi sát tình hình, chủ động lên phương án thích hợp, trao đổi với đối tác để trong trường hợp cần thiết có thể kéo dài thời gian đóng hàng, nhận hàng. Đồng thời, tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn cung để hạn chế ảnh hưởng đối với chuỗi cung ứng, tìm hiểu về phương thức vận chuyển đường sắt để có lựa chọn khác về phương thức giao hàng.
-
Dấu ấn xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2025 -
Bộ Nông nghiệp và Môi trường quyết tâm xử lý tận cùng vấn đề an toàn thực phẩm -
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm trong tháng 6, doanh nghiệp nỗ lực dịch chuyển thị trường -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95 đồng loạt giảm về dưới 20.000 đồng/lít -
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 930 - 1.210 đồng/lít,kg -
Nhập khẩu thép cán nóng khổ rộng tăng đột biến -
Giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho nông sản Việt mùa thu hoạch
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower