
-
Cần cơ chế để hiệp hội tham gia giám sát thực thi Nghị quyết 68
-
Petrovietnam tiên phong thúc đẩy hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
-
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Khơi dậy tiềm năng, sức mạnh của kinh tế tư nhân
-
Ống thép Hòa Phát không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá
-
Bộ Công thương xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025 -
Kiên định vượt qua khó khăn, Tập đoàn TH đưa thương hiệu sữa Việt “nở hoa” trên đất Nga
![]() |
Dịch bệnh bùng phát khiến việc tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa giảm |
Thị trường nội địa và xuất khẩu diễn biến trái chiều
Theo số liệu mới nhất của Bộ Công thương, trong 9 tháng đầu năm 2021, ngành xi măng đã xuất khẩu 32,687 triệu tấn xi măng, clinker, trị giá 1,253 tỷ USD, tăng 16,3% về lượng và tăng 20,9% về trị giá so cùng kỳ năm 2020. Với đà xuất khẩu như 9 tháng qua, dự báo xuất khẩu xi măng, clinker trong năm nay sẽ vượt ngưỡng 40 triệu tấn.
Xuất khẩu xi măng, clinker tiếp tục là động lực tăng trưởng của ngành xi măng những năm gần đây. Năm 2020, thị trường trong nước tiêu thụ 62,12 triệu tấn sản phẩm, kênh xuất khẩu đạt mức kỷ lục 38,02 triệu tấn. Tính riêng 2 tháng 8 và 9/2021, mỗi tháng, ngành này xuất khẩu 4 - 4,3 triệu tấn sản phẩm, tăng mạnh so mức 3,5 triệu tấn của tháng 7 và mức 2,77 triệu tấn của tháng 6.
Việc tiêu thụ sụt giảm đã tác động đến lợi nhuận trước thuế quý III/2021 của Vicem, chỉ đạt 3,2% kế hoạch quý, bằng 2,4% so cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận Công ty mẹ giảm 62% so với cùng kỳ, lợi nhuận các công ty sản xuất xi măng lỗ 79,6 tỷ đồng, giảm 390,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu tăng nhưng tiêu thụ nội địa lại giảm do những tháng gần đây, nhiều tỉnh, thành phố thực hiện giãn cách để phòng chống Covid-19. Ước tiêu thụ nội địa 9 tháng qua đã giảm 5% so với cùng kỳ năm 2020. Ông Nguyễn Quang Cung, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho rằng, dịch bệnh tái bùng phát đã khiến hàng loạt dự án xây dựng tại Hà Nội, TP.HCM cùng 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam phải tạm dừng thi công, nhu cầu tiêu thụ xi măng tại thị trường nội địa giảm.
Cảnh báo những tháng cuối năm
Trong 9 tháng đầu năm 2021, lượng xi măng, clinker xuất khẩu sang Trung Quốc ước đạt gần 16 triệu tấn, trị giá hơn 500 triệu USD. Trong khi đó, các con số tương ứng tại thị trường Philippines là 5,5 triệu tấn, 240 triệu USD; Bangladesh đạt 3,5 triệu tấn, 120 triệu USD...
Theo đánh giá của Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), khi Trung Quốc tăng nhập clinker, doanh nghiệp trong nước thuận lợi hơn trong giải phóng sản phẩm, giúp giảm áp lực hàng tồn kho, giảm chi phí bán hàng và cải thiện dòng tiền. Nhưng clinker là bán thành phẩm, biên độ lợi nhuận thấp...
“Việc tăng xuất khẩu clinker còn làm cạn kiệt tài nguyên trong nước, gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường trong quá trình khai thác. Mặt khác, sản xuất xi măng và clinker tại Việt Nam đang sử dụng điện với giá thấp”, đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Theo đánh giá của các chuyên gia năng lượng, xuất khẩu clinker sang thị trường Trung Quốc có nhiều cơ hội trong những tháng cuối năm, do Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng, phải thu hẹp sản xuất một số ngành tiêu tốn nhiều năng lượng như thép, xi măng.
Trong báo cáo cập nhật mới đây, Công ty cổ phần Chứng khoán VnDirect cho rằng, việc thiếu hụt nguồn cung thép, xi măng tạm thời từ Trung Quốc mở ra cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam, tối thiểu đến hết quý IV/2021. “Sản lượng thép - xi măng của Trung Quốc trong tháng 8 đã giảm lần lượt 12,2% - 4,3% so với cùng kỳ. Nguồn cung giảm quá nhanh đã khiến ngành thép - xi măng Trung Quốc rơi vào tình trạng mất cân đối cung - cầu tạm thời”, Báo cáo của VnDirect cho hay.
Thực tế cho thấy, sản lượng clinker Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong tháng 8, tháng 9 so với những tháng đó. Tuy nhiên, trạng thái cân bằng cung - cầu xi măng có thể sẽ sớm được thiết lập trong năm 2022, khi giới chức Trung Quốc đang đề xuất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề thiếu hụt điện. Do đó, các doanh nghiệp xi măng trong nước cần nắm bắt kịp thời thông tin về thị trường này để có điều chỉnh hoạt động xuất khẩu phù hợp.

-
Ống thép Hòa Phát không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá -
Bộ Công thương xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025 -
Bài 3: Tư nhân của kỷ nguyên vươn mình - Chuyển hóa và phát xạ -
Kiên định vượt qua khó khăn, Tập đoàn TH đưa thương hiệu sữa Việt “nở hoa” trên đất Nga -
eCustomsV5 ổn định trở lại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể gửi chứng từ bình thường -
Ngành điện Hải Phòng sẵn sàng cho chặng đường phát triển mới -
TP.HCM cắt giảm ít nhất 30% chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa
-
Quỹ ngoại vừa có cam kết đầu tư 80 triệu USD vào hệ sinh thái Meey Group là ai?
-
Nhà xưởng xây sẵn cho thuê Spectrum Nghệ An của Soilbuild International đã sẵn sàng bàn giao
-
Kinh Bắc khởi công Khu công nghiệp Tràng Duệ 3, tổng mức đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng