
-
Diễn biến giá vật liệu tháng 4/2025: Thép, cát xây dựng tăng giá, xi măng ổn định
-
Bình Định khai thác tiềm năng du lịch đường sắt
-
Starbucks hồi sinh thương hiệu Reserve tại thị trường TP.HCM
-
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít
-
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh -
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ
![]() |
Nông nghiệp là điểm sáng xuất khẩu trong năm 2024, đóng góp gần 63 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu củ cả nước. |
Thông tin xuất nhập khẩu năm 2024 được đại diện Tổng cục Hải quan đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 vào chiều 31/12/2024.
Theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước đạt 786 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng 105 tỷ USD) so với năm 2023. Đây cũng là mức xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD.
Để đạt được kết quả xuất nhập khẩu gần 800 tỷ USD, Tổng cục Hải quan đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp tạo thuận lợi thương mại. Trong đó, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, nâng cao hiệu quả của Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN.
Tính đến ngày 26/12/2024, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 250 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối với hơn 76.200 doanh nghiệp. Tiếp tục mở rộng đối tác ngoài ASEAN và các loại chứng từ trao đổi thông qua cơ chế một cửa ASEAN, là đầu mối tích cực tham mưu Bộ Tài chính, Chính phủ đẩy mạnh cải cách công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Cùng với nỗ lực của ngành Hải quan, thời gian qua, ngành Công thương cũng triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu để về đích với con số kỷ lục của ngoại thương Việt Nam, trong đó rà soát, điều chỉnh phù hợp cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) ưu đãi trên môi trường điện tử.
Đặc biệt, từ đầu năm 2024, Bộ Công thương đã thực hiện việc cấp 13 mẫu C/O điện tử cho doanh nghiệp bao gồm: AANZ, AJ, E, AHK, RCEP, CPTPP, VJ, VC, VN-CU và S. Đối với C/O mẫu D và C/O mẫu AK, VK (sang Hàn Quốc).
Đồng thời, đã chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) thực hiện việc truyền dữ liệu C/O điện tử. Việc cấp C/O điện tử đã góp phần tích cực giúp giảm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước.
Với nhiều nỗ lực, theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, số lượng C/O ưu đãi được cấp trong giai đoạn từ 2020 đến nay tăng trung bình khoảng 20% mỗi năm, năm 2024 dự kiến tăng 18% so với năm 2023.
Năm 2025, ngành Công thương đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 12%, tức kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế ngắm mốc 451 tỷ USD.
Dự kiến, năm 2025, nhu cầu thế giới với hàng hoá của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng, cùng với hệ thống 17 FTA đã ký kết, tiếp sức mạnh mẽ cho hoạt động xuất khẩu.

-
Giá xăng giảm tiếp, về dưới 19.000 đồng/lít -
SASCO vận hành sớm phòng chờ thương gia tại Nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất -
Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh -
Tăng nhập khẩu sản phẩm điện tử, bông nguyên liệu từ Mỹ -
LOF đưa sữa KUN thâm nhập thị trường Indonesia -
Bài toán công nghệ trong truy xuất nguồn gốc trước vấn nạn hàng giả -
Việt Nam-Trung Quốc ký kết thêm 4 nghị định thư nông nghiệp
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu