Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Xuất siêu gần 12 tỷ USD năm 2021, xuất khẩu gỗ tháng 1/2022 tiếp tục tăng tốc
Thế Hoàng - 22/02/2022 13:28
 
Sau khi xuất siêu 11,88 tỷ USD trong năm 2021, ngành gỗ đã mang về kim ngạch xuất khẩu gần 1,6 tỷ USD ngay trong tháng đầu năm 2022.
Sau khi xuất siêu 11,8 tỷ USD trong năm 2021, ngành gỗ lại mang về kim ngạch xuất khẩu gần 1.6 tỷ USD ngay trong tháng đầu năm 2022.
Sau khi xuất siêu 11,8 tỷ USD trong năm 2021, ngành gỗ lại mang về kim ngạch xuất khẩu gần 1,6 tỷ USD ngay trong tháng đầu năm 2022.

Với kết quả xuất khẩu đạt cao gần 1,6 tỷ USD trong tháng đầu năm tiếp tục mở ra nhiều kỳ vọng cho ngành gỗ trong cả năm 2022.

Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, ngay trong tháng đầu tiên, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt kim ngạch ở mức rất cao là 1,549 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ 2021.

Đây là lần thứ ba kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 1,5 tỷ USD/tháng. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vượt mốc 1,5 tỷ USD/tháng là vào tháng 3/2021, khi đạt 1,512 tỷ USD; đến tháng 6/2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lần thứ hai vượt mốc 1,5 tỷ USD/tháng khi đạt 1,55 tỷ USD; tiếp đến, tháng 1/2022 đánh dấu lần thứ ba vượt mốc 1,5 tỷ USD. 

Với kim ngạch xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đã nằm trong 7 nhóm hàng xuất khẩu của cả nước đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD trong tháng đầu năm và nằm trong "top 3" nhóm hàng có sự tăng trưởng 2 con số (đứng thứ hai về tăng trưởng sau nhóm hàng dệt may). 

Năm 2021, gỗ và sản phẩm gỗ tiếp tục đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa/nhóm hàng hóa của Việt Nam, đạt 14,809 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2020.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 11,073 tỷ USD, tăng 16,1% so với năm 2020, chiếm 74% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm so với mức 77,22% của năm 2020. Khối doanh nghiệp FDI đóng góp  7,464 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 22,24% so với năm 2020 tăng cao so với mức 19,7% của toàn ngành; chiếm tới 50,4% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (tăng nhẹ so với tỷ trọng năm 2020 đạt 49,35%).

Ở chiều nhập khẩu gỗ nguyên liệu trong năm qua cũng ghi nhận tăng 14,5%, đạt 2,928 tỷ USD (Năm 2021, Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung ứng gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất cho Việt Nam, đạt 1,036 tỷ USD, tăng 20,20% so với năm 2020; chiếm 35,39% tổng kim ngạch nhập khẩu). Tuy nhiên, về cán cân thương mại, Việt Nam vẫn xuất siêu tới 11,88 tỷ USD.

Năm 2021, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường lớn nhất và ghi nhận mức trăng trưởng cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu đồ gỗ chủ lực của Việt Nam đạt trên 8,77 tỷ USD, tăng tới 22,42% so với năm 2020; chiếm tới 59,24% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Vị trí tiếp sau thuộc về 3 thị trường châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong đó, thị trường Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao nhất, lên đến 24,71% so với năm 2020, đạt 1,49 tỷ USD; Nhật Bản đạt 1,43 tỷ USD tăng 11 % và Hàn Quốc đạt 888,2 triệu USD tăng 8,5% so với năm trước.

Dự báo năm 2022, kinh tế toàn dần phục hồi tăng trưởng sau đại dịch Covid-19, sức tiêu thụ hàng hóa tăng lên, đầu tư FDI vào Việt Nam ngày càng tăng, cộng với sự chủ động về công nghệ sản xuất và nguyên liệu gỗ đầu vào sẽ là động lực cho hoạt động xuất khẩu toàn ngành gỗ của Việt Nam đạt tăng trưởng trên 20% trong năm 2022.

Xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc giảm sâu trong tháng 1/2022
Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc trong tháng 1/2022 chỉ đạt 3,91 tỷ USD, sụt giảm mạnh 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư