-
Sabeco sắp nâng công suất lên 3,01 tỷ lít bia/năm sau thương vụ M&A Sabibeco Group -
Điểm báo động khi khối ngoại “tháo chạy” khỏi Hoa Sen -
Lấn sân sang bất động sản, Becamex BCE chưa gặp thời -
Biwase ra mắt 5 công ty con để hướng tới phát triển Tập đoàn -
Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu Thế giới Di động -
Công ty cổ phần Thủy điện Hủa Na: Hàng mới kém hấp dẫn trên HoSE
Kỳ kế toán năm của công ty này bắt đầu từ ngày 1/4 và kết thúc vào ngày 31/3 của năm tiếp theo.
Doanh thu quý II/2021 (từ 1/7 đến 30/9/2021) của Y tế Việt Nhật đạt 102,5 tỷ đồng, giảm 4% so với cùng kỳ do ảnh hưởng bởi đợt giãn cách kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9 tại Hà Nội và đến tháng 10 tại TP.HCM.
Ban lãnh đạo công ty này cho biết, giá vốn bán hàng tăng 8,4% so với cùng kỳ do công ty thực hiện rà soát lại thời gian khấu hao của một số tài sản cố định liên doanh liên kết để phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước cũng như tuổi thọ kinh tế của máy móc thiết bị, dẫn đến lợi nhuận gộp giảm 44,5% so với cùng kỳ (chỉ còn 13,8 tỷ đồng).
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Y tế Việt Nhật trong quý này so với cùng kỳ năm ngoái (Đvt: Việt Nam đồng). |
Kỳ này, chi phí bán hàng giảm 22,7%, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.491% do ảnh hưởng của việc hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi của năm trước.
Nếu loại trừ ảnh hưởng của dự phòng này thì chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này giảm 15,73% so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập khác và chi phí khác đều giảm do không phát sinh hoạt động thanh lý tài sản và thu nhập từ hàng tặng như cùng kỳ năm trước.
Từ các yếu tố trên, lợi nhuận sau thuế của công ty quý này âm 2,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 1,1 tỷ đồng (tương đương giảm 300,5% so với cùng kỳ).
Kết quả kinh doanh của Y tế Việt Nhật từ 1/7 đến 30/9/2021 so với cùng kỳ năm ngoái. |
Luỹ kế từ ngày 1/4 đến 30/9/2021, Y tế Việt Nhật lỗ ròng 2,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi gần 374 triệu đồng.
Y tế Việt Nhật được thành lập từ năm 2001 với hoạt động kinh doanh chính là bán buôn máy móc, thiết bị y tế, thiết bị điện,…và đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ là 1 trong 3 nhà phân phối thiết bị y tế hàng đầu thị trường.
Tổng cộng tài sản đến cuối kỳ của công ty giảm hơn 20,5 tỷ đồng, còn 607,1 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng lên 82,2 tỷ đồng từ mức 60 tỷ đồng hồi đầu năm; tài sản dài hạn giảm 8,8%, còn 298,6 tỷ đồng.
Nợ ngắn hạn giảm từ 156,4 tỷ đồng hồi đầu kỳ xuống còn 141,6 tỷ đồng.
Doanh nghiệp này đặt kế hoạch doanh thu thuần 440 tỷ đồng năm nay. Luỹ kế từ ngày ¼ đến 30/9/2021, Y tế Việt Nhật ghi nhận 200,3 tỷ đồng doanh thu thuần và lỗ ròng xấp xỉ 2,6 tỷ đồng.
Cổ phiếu JVC vào diện kiểm soát từ ngày 6/7/2021 do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/3/2020 âm 1 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế trên Báo cáo tài chính kiểm toán năm kế tiếp (năm 2020) là âm 76,6 tỷ đồng.
Ngày giao dịch đầu tiên của JVC vào tháng 6/2011 với giá đóng cửa phiên đầu tiên là 24.800 đồng/cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch ngày 29/10, cổ phiếu JVC tăng 3,2% lên 7.320 đồng/cổ phiếu.
-
Lấn sân sang bất động sản, Becamex BCE chưa gặp thời -
Bệnh viện TNH sắp huy động hơn 152 tỷ đồng từ cổ đông để trả nợ -
Biwase ra mắt 5 công ty con để hướng tới phát triển Tập đoàn -
Saigonres hé lộ kế hoạch chào bán 20 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 40.000 đồng/cổ phiếu -
Gỗ Trường Thành chuyển từ lãi sang lỗ sau kiểm toán bán niên năm 2024 -
Thực phẩm Sao Ta tiếp tục cải thiện doanh số trong tháng 8/2024 -
Chủ tịch Nguyễn Đức Tài đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu Thế giới Di động
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam