-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Tín hiệu đáng mừng
Theo ước tính của Bộ Y tế, trung bình mỗi năm có khoảng 300.000 người từ nước ngoài đến Việt Nam khám, chữa bệnh. Một trong những lý do thu hút nhiều người về Việt Nam thực hiện các dịch vụ y tế là chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong nước đang được nâng cao, chi phí thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị ở nước ngoài; tay nghề bác sĩ Việt Nam không thua kém bác sĩ ở các nước phát triển; không mất nhiều thời gian chờ đợi.
Theo ghi nhận tại nhiều cơ sở y tế hiện tỉ lệ người nước ngoài đến khám chữa bệnh tại nước ta tăng nhanh. |
Bệnh nhi nam, 5 tuổi, sinh sống tại Nhật từ nhỏ, được chẩn đoán mắc viêm da cơ địa từ lúc 4 tháng tuổi. Bệnh tái đi tái lại nhiều lần trong một năm.
Bệnh nhi có khám và quản lý bệnh tại bệnh viện ở Nhật Bản. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tổn thương của bệnh nhân nặng lên, xuất hiện nhiều tổn thương chàm cấp và khô da lan tỏa toàn thân.
Bệnh nhi được nhập viện tại Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương. Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhi hết các tổn thương chàm, da đỡ khô và được xuất viện.
Trường hợp khác là bệnh nhân nữ, 20 tuổi, định cư tại Anh. Bệnh diễn biến khoảng 2 năm nay với tổn thương ban đầu là các mảng đỏ rải rác. Bệnh nhân đã đi khám bác sĩ gia đình ở Anh và được chẩn đoán vảy nến, có dùng thuốc bôi điều trị nhưng không đỡ.
Khoảng 1 tháng nay, tổn thương da nặng lên, bệnh nhân nhập viện Điều trị tại Khoa điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương và đã được kiểm soát tốt bệnh.
ThS.BS Nguyễn Doãn Tuấn, Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, trong những năm gần đây, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân là người nước ngoài, bệnh nhân người Việt sinh sống và làm việc tại nước ngoài nhiều năm nhưng có nhu cầu khám chữa bệnh da liễu tại Việt Nam.
Một trong các lý do được nhiều bệnh nhân chia sẻ với bác sĩ đó là thời gian chờ để khám bác sĩ chuyên khoa da liễu ở nước ngoài rất lâu, có khi phải hẹn lịch và chờ đến vài tháng. Một số bệnh nhân có đi khám bác sĩ gia đình nhưng kết quả điều trị không khả quan… Chính vì vậy họ đã chọn trở về quê hương điều trị bệnh.
Không chỉ điều trị tốt các bệnh da liễu, PGS-TS.Lê Hữu Doanh, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, các chuyên gia quốc tế đánh giá cao những dịch vụ, kỹ thuật làm đẹp của Việt Nam tiệm cận thế giới, an toàn, giá cả phải chăng...
Chính điều này đã hấp dẫn nhiều người nước ngoài đến Việt Nam làm đẹp, chứng tỏ vị thế của bệnh viện nói riêng và ngành y tế nước nhà nói chung không hề thua kém các nước phát triển trên thế giới.
Để đáp ứng nhu cầu người dân trong và ngoài nước về khám chữa bệnh da liễu - thẩm mỹ, theo PGS-TS. Doanh, Bệnh viện thường xuyên cập nhật những kiến thức y học mới và các phương pháp kỹ thuật điều trị hiện đại, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh đem đến sự hài lòng cho người bệnh…
Suốt một năm nay, nữ bệnh nhân K.V.S (23 tuổi, quốc tịch Lào) hầu như không ăn uống được gì do thực quản bị co rút và chít hẹp thắt chặt. Từ một cô gái khỏe mạnh, nặng 74 kg đến khi nhập viện chỉ còn 34 kg!
Theo lời kể của gia đình, cách đây hơn 1 năm do mâu thuẫn trong cuộc sống cá nhân, K.V.S đã uống hóa chất tẩy rửa bồn cầu để kết thúc cuộc sống, được gia đình phát hiện và đưa đi cấp cứu.
Hậu quả khiến cho đường tiêu hóa trên của bệnh nhân bị bỏng nặng, quá trình tổn thương tiến triển nặng dần, từ không nuốt được thức ăn đặc đến 3 tháng trở lại đây ngay cả nước cũng không uống được.
Bệnh nhân đã đi nhiều cơ sở y tế ở thủ đô Viên Chăn - Lào, đã thực hiện nhiều phương pháp điều trị tại Việt Nam từ nong thực quản, đặt stent nhưng đều không hiệu quả.
Là bác sĩ trực tiếp điều trị và phẫu thuật cho bệnh nhân, PGS-TS.Trần Mạnh Hùng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cháu K.V.S vào viện với chúng tôi cách đây 2 tháng trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng. Từ một cô gái khỏe mạnh, 74 kg đến lúc nhập viện chỉ còn 34 kg, không còn sức sống.
Các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai đã tiến hành các biện pháp thăm dò và thống nhất với chẩn đoán: Bệnh nhân bị bỏng toàn bộ đường tiêu hóa trên do chất ăn mòn gây co rút, chít hẹp và thắt chặt toàn bộ thực quản. Quá trình này đòi hỏi phải thực hiện kỹ thuật tạo hình đường tiêu hóa trên rất phức tạp.
Đứng trước một bệnh nhân với tình trạng bệnh lý nặng nề mà tuổi đời còn rất trẻ, bài toán đặt ra cho các bác sĩ là làm thế nào để giúp một bệnh nhân mới có 23 tuổi có thể trở lại cuộc sống bình thường? Đó là câu hỏi hóc búa và cũng là thách thức và nhiệm vụ của ê-kíp phẫu thuật mà đứng đầu là PGS.TS.BS Trần Mạnh Hùng đặt ra.
Một quyết định được đưa ra là phẫu thuật mở thông dạ dày để nuôi dưỡng tích cực qua đường tiêu hóa, khi tình trạng toàn thân của bệnh nhân cho phép sẽ phẫu thuật cắt thực quản và tạo hình lại đường tiêu hóa trên.
Sau một tháng nỗ lực nuôi dưỡng qua mở thông dạ dày, tình trạng toàn thân của người bệnh được cải thiện dần, cân nặng của bệnh nhân đã tăng 10 kg, chỉ số BMI đảm bảo tiêu chuẩn để tiến hành ca phẫu thuật lớn.
Ngày 23/4/2024, PGS.Hùng cùng ê-kip đã tiến hành phẫu thuật nội soi cắt thực quản và tạo hình lại đường tiêu hóa trên cho bệnh nhân. Ca mổ gặp không ít khó khăn do thực quản bị bỏng, làm mất các mốc giải phẫu ở trung thất sau.
Nhưng với trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của người thầy thuốc, sau 8h phẫu thuật ca mổ đã thành công. Sau mổ, bệnh nhân diễn biến thuận lợi, ngày thứ 8 sau mổ đã có thể tự ăn cháo.
Sau nhiều tháng không thể tự ăn uống được, bây giờ đã có thể tự ăn cháo, uống nước, tự sinh hoạt - một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là mơ ước của K.V.S và gia đình em suốt hơn một năm nay.
Ngày 8/5/2024 bệnh nhân đã khỏe mạnh, có thể tự ăn cơm, tinh thần thoải mái, vui vẻ, được xuất viện trong niềm vui của gia đình, bệnh nhân và các thầy thuốc.
Đánh giá về ca bệnh này, PGS-TS.Trần Mạnh Hùng nhấn mạnh, để có được thành công của ca bệnh này, người thầy thuốc cần chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, bài bản từng bước, lựa chọn những phương án xử lý an toàn và hiệu quả ngay từ ban đầu.
Và yếu tố quyết định đối với những ca phức tạp như thế này thì cần phải có đội ngũ thầy thuốc có trình độ chuyên môn, bản lĩnh và cả sự sáng tạo. Thành công của ca mổ không chỉ mang ý nghĩa chuyên môn mà còn thể hiện tình cảm gắn bó, thắm thiết anh em giữa Việt Nam và Lào.
Kỹ thuật hiện đại hút bệnh nhân
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, thời gian qua nhiều người bệnh từ Thụy Sĩ, Anh, Đức đến Bệnh viện điều trị phì đại tuyến tiền liệt bằng nút mạch, vì chi phí chỉ bằng 10% so với quê nhà, chất lượng điều trị và dịch vụ y tế tương đương.
Các bác sĩ đang chăm sóc cho bệnh nhân người nước ngoài. |
PGS-TS.Nguyễn Xuân Hiền, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh & Điện quang can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho hay, hai năm gần đây, số bệnh nhân nước ngoài đến Bệnh viện để thực hiện nút động mạch tuyến tiền liệt tăng gấp đôi so với trước.
Trong đó nhiều người đến từ các quốc gia có nền y tế phát triển như Thụy Sĩ, Anh, Đức, Australia, Canada… Họ chọn Việt Nam để nút mạch tuyến tiền liệt do chi phí rẻ, chất lượng chuyên môn và dịch vụ chăm sóc y tế tốt. Một số Việt kiều cũng lựa chọn về Việt Nam điều trị để có người thân chăm sóc, không gặp rào cản ngôn ngữ.
Cá biệt, có những trường hợp phì đại tuyến tiền liệt đã từng điều trị tại nước ngoài bằng nhiều phương pháp như uống thuốc, phẫu thuật nhưng không thành công, đến Việt Nam để nút mạch.
Theo PGS Hiền, hệ mạch tuyến tiền liệt của người Châu u có một số khác biệt so với người Việt Nam như động mạch chậu dài, hay kèm theo xơ vữa nhiều,… nên việc tiếp cận động mạch tuyến tiền liệt có chút khó khăn.
Bác sĩ sử dụng robot chụp mạch Artis Pheno để chụp và phóng to mạch máu rõ nét, giúp thao tác luồn ống thông và nút mạch chính xác. Đây cũng là chiếc máy hiện đại được nhiều quốc gia sử dụng trong nút mạch.
Ngoài chi phí và chất lượng điều trị, nhiều người bệnh nước ngoài bày tỏ bất ngờ vì bệnh viện tại Việt Nam rất sạch, hơn cả bệnh viện quê nhà. Việc xử lý giấy tờ, thủ tục để người bệnh thanh toán bảo hiểm quốc tế cũng được hỗ trợ nhanh chóng, tiện lợi.
Kể từ ca nút động mạch tuyến tiền liệt đầu tiên năm 2014, đến nay PGS.Nguyễn Xuân Hiền và các cộng sự thực hiện trên khoảng 2000 ca, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước châu Á triển khai kỹ thuật này nhiều nhất, chỉ sau Trung Quốc. Một số bệnh viện của Hong Kong, Đài Loan, Philippines cũng đã đến Bệnh viện để học hỏi kỹ thuật này.
Nút mạch là phương pháp can thiệp xâm lấn tối thiểu điều trị nhiều bệnh lý ung bướu, trong đó có phì đại tuyến tiền liệt. Nguyên lý của nút mạch là bít tắc các nhánh mạch máu nuôi dưỡng khối u dẫn đến khối u teo đi và giảm kích thước. Người bệnh không phải gây mê, không mất máu, nằm viện từ 1-2 ngày.
Phương pháp này được Hiệp hội Niệu khoa Hoa Kỳ (AUA) công nhận năm 2023 là một trong những phương pháp điều trị phì đại tuyến tiền liệt. Nhiều người bệnh lựa chọn nút mạch vì hiệu quả giảm triệu chứng tương đương phẫu thuật, bảo tồn sinh lý, cải thiện chất lượng sống.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) phẫu thuật thành công cho bệnh nhi người Australia (bố mẹ đang làm việc tại Bali, Indonesia) mắc nang mật chủ, bằng phương pháp mổ nội soi 1 lỗ.
Sau khi được chẩn đoán bệnh, gia đình đưa con gái đi viện khám thì phát hiện bé mắc nang mật chủ. Các bác sĩ tại đây chỉ định cần phẫu thuật mổ mở. Khi tìm hiểu tài liệu bên Singapore, biết được Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn có thực hiện phương pháp mổ nội soi 1 lỗ phù hợp với mong muốn của gia đình.
Họ đã gửi email xin tư vấn từ bác sĩ và nhanh chóng đưa con tới Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Sau phẫu thuật, bệnh nhân phục hồi nhanh và có thể chạy nhảy chỉ sau vài ngày.
Giảm cháy máu ngoại tệ
Dù có nhiều tín hiệu vui như vậy, song theo thừa nhận của ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế mặc dù công tác khám, chữa bệnh không ngừng được nâng cao, chi phí thấp hơn các nước, nhưng mỗi năm, người Việt vẫn chi 2 tỉ USD ra nước ngoài để khám, chữa bệnh.
Bộ Y tế đã phải đưa mục tiêu thay đổi về phân bổ ngân sách và đầu tư để giữ chân những người bệnh giàu có ở lại điều trị trong nước, đồng thời thu hút nửa triệu người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sử dụng dịch vụ y tế tại Việt Nam, thay vì di chuyển sang các nước trong khu vực hoặc về nước.
Đây là một trong những mục tiêu được nêu ra tại đề án “thu hút người nước ngoài, người Việt Nam sống ở nước ngoài và người Việt Nam thu nhập cao khám, chữa bệnh chất lượng cao ở Việt Nam giai đoạn 2020 - 2030” của Bộ Y tế.
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025