-
Quỹ đầu tư ngoại đang quay trở lại thị trường Việt Nam -
Ông Tamotsu Majima: Vẫn còn khoảng cách lớn giữa bên mua và bên bán -
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại -
Thị trường mua bán - sáp nhập (M&A): Lò xo nén chặt chờ bùng nổ
“Trái ngọt” từ chủ trương đúng
Trong sự kiện kỷ lục khai trương đồng loạt 5 trung tâm thương mại (TTTM) ngày 29/4 vừa qua của Tập đoàn Vingroup, có lẽ không thể không nhắc tới Vincom Plaza Yên Bái. Đặc biệt là bởi, nếu như 4 TTTM còn lại đều nằm ở các tỉnh phía Nam, thì Vincom Plaza Yên Bái là TTTM đầu tiên của khu vực Tây Bắc, nằm trong quần thể dự án rộng 3,3 ha Vincom Shophouse Yên Bái.
Vingroup là một trong các doanh nghiệp “nhanh chân” đầu tư vào Yên Bái sau khi tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào khai thác năm 2014, đặc biệt là ngay sau đó, đường tránh ngập và nút giao IC 12 khánh thành, nối Yên Bái với tuyến huyết mạch quan trọng này.
Lãnh đạo tỉnh Yên Bái tham dự Lễ khởi công xây dựng Nhà máy Ống thép Hoa Sen Yên Bái |
Không chỉ Vingroup, mà nhiều tên tuổi lớn như Hòa Phát, Hoa Sen, Công ty TNHH Seibu Nousan Việt Nam, Ngân hàng Tokyo Mitsubishi UFJ (Nhật Bản), Công ty TNHH VS GAS (Hàn Quốc), Massa Carrara (Italia)… cũng nhìn thấy tiềm năng của Yên Bái, với những dự án lớn trong chiến lược “bành trướng” của mình.
Cùng với các dự án đầu tư vào du lịch sinh thái tại đầm Vân Hội của Hoa Sen Group, DIC Group, Yên Bái còn là điểm đến của các dự án năng lượng sạch như Dự án Điện năng lượng mặt trời tại hồ Thác Bà của Công ty TNHH SOLKISS (Hàn Quốc), Dự án Điện khí động học Kinetic tại huyện Yên Bình của Liên doanh Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Hùng Vương và Công ty Delta Electronic Germany…
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái, tính đến hết năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 388 dự án đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đăng ký 52.195,9 tỷ đồng và 201,9 triệu USD. Trong đó, 369 dự án của các nhà đầu tư trong nước và 19 dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 3 tháng đầu năm 2017, Yên Bái đã cấp quyết định chủ trương đầu tư mới cho 10 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 8.983,85 tỷ đồng, tăng 8 dự án so với cùng kỳ năm trước.
Có được những kết quả trên không chỉ đơn giản là nhờ vị trí giao thông thuận lợi của Yên Bái, mà còn bởi thời gian qua, tỉnh đã nỗ lực đẩy mạnh thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục đầu tư nhanh gọn, ban hành cơ chế thông thoáng, tạo môi trường thân thiện, an toàn cho các doanh nghiệp đến đầu tư tại tỉnh.
Chọn lối đi bền vững
Nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của Yên Bái được minh chứng rõ nét qua Bảng Xếp hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Nếu như năm 2013, Yên Bái còn là địa phương đứng thứ 60 trên bảng xếp hạng này, thì năm 2016 vừa qua, vị trí của tỉnh này là 47. Mặc dù không quá đột phá, nhưng sự thăng tiến ấy vững chắc và đều đặn qua từng năm.
Tại một hội nghị xúc tiến đầu tư vào Yên Bái, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh nhận định, Yên Bái có lợi thế của người đi sau, bởi nếu biết rút kinh nghiệm của các tỉnh đi trước, có thể phát triển được kinh tế một cách bền vững và bảo vệ môi trường. Có lẽ bởi thế mà Yên Bái thường xuyên tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư với quy mô vừa phải, nhắm đến từng đối tượng cụ thể là các doanh nghiệp lớn của các nước có nền khoa học kỹ thuật hiện đại như Nhật Bản, Hàn Quốc…, thay vì tổ chức những hội nghị hoành tráng.
Trong kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút đầu tư năm 2017, Yên Bái đề ra những lĩnh vực tập trung thu hút đầu tư như nông, lâm nghiệp, thủy sản; du lịch, dịch vụ; công nghiệp sạch, công nghệ cao. Bên cạnh đó là thu hút đầu tư các dự án trọng điểm như xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng về du lịch, dịch vụ y tế, giáo dục, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp… với mục tiêu đưa Yên Bái lọt vào top 30 - 40 trên Bảng Xếp hạng PCI, thực hiện thắng lợi mục tiêu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm bình quân trên 7%, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh 5 năm 2016-2020 đạt 60.000 tỷ đồng.
Để thực hiện kế hoạch này, trong năm 2017, Yên Bái tiếp tục khẳng định cam kết đã được Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ tại những buổi làm việc với các nhà đầu tư, đó là đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi. Cụ thể, tỉnh sẽ tiếp tục tập trung cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, trong đó công khai, minh bạch toàn bộ thủ tục hành chính; rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục cấp phép xây dựng, thành lập doanh nghiệp; thực hiện thanh, kiểm tra không quá 1 lần/năm…
-
Nhiều cơ chế, chính sách mới có thể ảnh hưởng tích cực tới thị trường M&A -
Quảng Nam yêu cầu báo cáo tình hình triển khai dự án Khu du lịch Trung Kỳ Viêm Đông -
Khánh Hòa phê bình, chấn chỉnh 19 "địa chỉ" giải ngân đầu tư công đạt thấp -
Lại nới tiến độ toàn tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành -
Kinh tế phục hồi hoạt động M&A sẽ nhộn nhịp trở lại -
Gỡ vướng cho 2 dự án “khủng” ở Quảng Ngãi -
Kỳ vọng sự trở lại của dòng vốn M&A ngoại
- Bà Rịa - Vũng Tàu định hướng trở thành trung tâm du lịch chất lượng cao
- Hợp Trí ký kết hợp tác với Summit Agro International: Bước tiến mới trong sự phát triển nền nông nghiệp Việt
- Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành bia - Cần phương án hài hoà hơn
- Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ với khách hàng và xã hội
- Thủ Đức: Điểm đến kinh tế sáng tạo với môi trường sống lý tưởng
- Ngân hàng Phương Đông - Thương hiệu truyền cảm hứng năm 2024