Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Quy định và thủ tục đẩy doanh nghiệp vào thế khó
Công Sang - 30/04/2016 08:19
 
Theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, sau quý 1 2016, nhiều khách hàng hiện tại sẽ chuyển đơn hàng sang Myanmar và Lào vì có những ưu đãi về thuế vào Mỹ và Châu Âu. Trong khi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như TPP, FTA với châu Âu vẫn chưa có hiệu lực đang tạo ra những bất lợi cho ngành may mặc Việt Nam thì những bất cập trong quy định quản lý trong nước đang dồn doanh nghiệp vào thế khó chồng thêm khó.

Theo ông Giang, Bộ Tài nguyên và Môi trường hiện nay gom tất cả các quy định từ về an toàn về sinh môi trường áp dụng cho các doanh nghiệp ngành may mặc dẫn đến rất nhiều bất cập. Có trường hợp doanh nghiệp may sử dụng chưa đến 400 lao động  bị cơ quan môi trường yêu cầu đầu tư nhà máy xử lý chất thải vài tỷ đồng. Trong khi ngành may không hề sử dụng thuốc nhuộm như ngành dệt nhuộm.

Đã vậy công tác kiểm tra giữa các ngành như huế, hải quan, thương binh xả hội, môi trường lại không liên kết với nhau dẫn đến tình trạng một Quý có đến 3,4 đoàn kiểm tra các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ông Giang đề xuất cần quy định thời gian kiểm tra cụ thể một năm hai lần, các cơ quan phối hợp đi cùng nhau.

.
 Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp ngày 29.4

Cực nhất là Thông tư 37/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, thay thế Thông tư số 32 đang làm nhiều doanh nghiệp đau đầu vì quá khắt khe.

“Một mẫu vài mẫu từ nước ngoài gửi về có 3 đến 5 m cũng phải đem đi kiểm tra. Trong Quý 1, chúng tôi đã phải đi kiểm tra đến 138 lần.”, ông Giang nói.

Cuối cùng là viêc áp mức tăng lương tối thiểu với ngành dệt may là một áp lực lớn. Trung Quốc, đối thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bắt đầu 1/5 đã điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội từ 22% xuống 19%, nếu không có giải pháp điều chỉnh, doanh nghiệp trong nước sẽ rất khó cạnh tranh.

Đã vậy, theo ông Giang, giờ làm thêm của người lao động Việt Nam hiện bị quy đinh ở mức 300 giờ một năm.

“Cần phải hiều là doanh nghiệp dệt may có Quý làm rất nhiều, có Quý không có gì làm cả nên việc quy định giờ làm thêm khiến chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc phân bố nguồn lực”, ông Giang nói.

Ra mắt Tổng công ty Dệt may miền Bắc
Công ty TNHH Tổng công ty Dệt May miền Bắc (VNC CORP) trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), với mục tiêu cung cấp “Giải pháp may mặc trọn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư