-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Đó là ý kiến của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ tại cuộc họp diễn ra vào ngày 24/11 bàn về việc giải quyết những vướng mắc đang xảy ra tại Bến xe liên tỉnh Phía Nam thành phố Đà Nẵng.
Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng cũng lãnh đạo các sở ngành liên quan, về phía chủ đầu tư dự án Bến xe liên tỉnh Phía Nam thành phố Đà Nẵng cho sự tham dự của lãnh đạo Tập đoàn Đức Long Gia Lai.
Bến xe liên tỉnh Phía Nam thành phố Đà Nẵng do Tập đoàn Đức Long Gia Lai đầu tư xây dựng |
Tại cuộc họp, phía Tập đoàn Đức Long Gia Lai cho biết, hưởng ứng chủ trương kêu gọi, thu hút đầu tư của TP Đà Nẵng, vào năm 2009, Tập đoàn Đức Long Gia Lai đã đầu tư 150 tỷ đồng xây dựng dự án Bến xe liên tỉnh Phía Nam thành phố Đà Nẵng (thôn Quá Giang 2, xã Hoà Phước, huyện Hoà Vang) theo quy hoạch xã hội hoá bến xe. Dự án được đưa vào hoạt động vào tháng 9/2012. Tuy nhiên do vướng mắc nhiều vấn đề nên sau khi đưa vào sử dụng, Bến xe liên tỉnh Phía Nam có rất ít đơn vị vận tải đăng ký vào hoạt động. Nguyên nhân chính được phía Đức Long Gia Lai chỉ ra là do luồng tuyến được phân chưa phù hợp với địa bàn hoạt động của doanh nghiệp và trùng lắp với một số bến xe lân cận, trong đó có Bến xe Phía Bắc (Bến xe Trung tâm hiện nay) của thành phố, đồng thời Bến xe liên tỉnh Phía Nam không có tuyến xe buýt kết nối để phục vụ hành khách tại Bến.
Ông Bùi Pháp, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đức Long Gia Lai chia sẻ:“ Chúng tôi thật sự rất mong thành phố, các sở ban ngành, đặc biệt là Sở GTVT cùng rà soát, cùng chân tình với doanh nghiệp để tổ chức phân luồng lại tuyến theo quy định của Bộ GTVT vào thực hiện thì mới tạo được tiền đề tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.”
Cũng tại cuộc họp, Phó Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng - ông Bùi Thanh Thuận giải thích và cho rằng hiện nay các nghị định thông tư về liên quan đến loại hình kinh doanh vận tải thì các doanh nghiệp được quyền lựa chọn vị trí bến xe cho đơn vị mình. Do đó việc phân luồng tuyến cho các doanh nghiệp vận tải là không phù hợp với các quy định.
Ông Thuận thông tin, đối với quy hoạch đến năm 2020, định hướng 2030 của Bộ GTVT thì hiện Bến xe Phía Bắc Đà Nẵng được quy hoạch 119 tuyến, Bến xe Phía Nam là 75 tuyến. “ Ngoài quy hoạch trên, thì định kỳ 6 tháng một lần Sở GTVT làm việc với các doanh nghiệp vận tải và bến xe để bổ sung điều chỉnh quy hoạch đó. Hiện nay tổng quy hoạch Bến Xe liên tỉnh phía Nam lên 81 tuyến tuy nhiên khai thác thì chỉ có 3 tuyến thôi, tương đương theo tính toán thì khoảng 600 chuyến/tháng. Trên cơ sở những quy hoạch của Bộ GTVT, Sở GTVT cũng có biểu đồ chạy xe đối với Bến xe liên tỉnh Phía Nam và đã đưa lên mạng để cho doanh nghiệp đăng ký nhưng do mặt bằng chưa có điều kiện để quảng bá nên việc xe vào ra, quảng bá chưa cao”, ông Thuận giải thích.
Bến xe Trung tâm Đà Nẵng hiện nay |
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ chia sẻ với những vướng mắc khó khăn của nhà đầu tư đồng thời cho rằng nếu giữ nguyên vị trí Bến xe Trung tâm hiện nay thì hoạt động của Bến xe liên tỉnh Phía Nam sẽ rất khó khăn, do đó nếu không di dời Bến xe Trung tâm thì thành phố cần cho phép chuyển đổi Bến xe Phía Nam sang quy hoạch dự án khu đô thị.
Cũng tại cuộc họp, Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng - ông Vũ Quang Hùng cho biết, theo quy hoạch Bến xe Trung tâm sẽ là Bến xe Phía Bắc nhưng hiện nay Bến xe này đã nằm trong khu vực trung tâm thành phố cho nên trong tương lai cần dời bến xe này ra ngoài như quy hoạch của Chính phủ.
Trước ý kiến trên, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ cho biết, theo quy hoạch phát triển của thành phố Đà Nẵng, nhà ga xe lửa và bến xe trung tâm cũng sẽ được di dời đưa ra khỏi trung tâm thành phố. Điều này góp phần giải quyết tình trạch ách tắc, và giảm tải áp lực giao thông cho khu vực trung tâm.
“ Trước mắt thành phố sẽ hướng luồng tuyến, kết nối tập trung một số tuyến xe buýt vào Bến xe Liên tỉnh Phía Nam. Còn trong quy hoạch chung sắp tới sẽ bổ sung điều chỉnh Bến xe Trung tâm hiện nay để đưa về khu vực nhà ga xe lữa (tại khu vực quận Liên Chiểu) trong tương lai”, Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ thông tin.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"