Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Đà Nẵng: Dự kiến, cần 5.300 tỉ đồng làm hầm chui thẳng qua sông Hàn
Hà Minh - 16/12/2016 12:47
 
Sau khi hai phương án xây hầm chui thẳng và hầm chui cong qua sông Hàn được tư vấn đưa ra, về cơ bản, UBND TP Đà Nẵng đã thống nhất sẽ chọn phương án xây hầm thẳng qua sông Hàn.
Phương án xây hầm chui thằng qua sông Hàn được lãnh đạo thành phố cơ bản đồng ý. Ảnh: Hà Minh
Phương án xây hầm chui thằng qua sông Hàn được lãnh đạo thành phố cơ bản đồng ý. Ảnh: Hà Minh

UBND TP Đà Nẵng vừa có buổi làm việc với liên danh Công ty CP Tư vấn thiết kế Cầu lớn - Hầm (BRITEC - Bộ GTVT) và Oriental Consultants Global Company LTD (Nhật Bản) về dự án xây hầm chui qua sông Hàn, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ, Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Ngọc Tuấn cùng dự.

Theo đó, BRITEC đưa ra các phương án để lấy ý kiến là xây hầm chui theo mô hình hầm thẳng hoặc hầm cong; đồng thời, các phương án về hướng tuyến, mặt cắt ngang bên trong hầm chui cũng đã được đưa ra phân tích kỹ lưỡng.

Về hướng tuyến, tư vấn vẫn giữ nguyên thiết kế ban đầu là phía bờ Tây được xây dựng tại nút giao thông Đống Đa - Như Nguyệt (quận Hải Châu) và bờ Đông tại nút giao thông Vân Đồn - Lê Văn Duyệt - Trần Hưng Đạo (quận Sơn Trà). 

Về các phương án xây hầm, trong nhiều phương án BRITEC đưa ra, phương án Hầm thẳng, mặt cắt ngang 6 làn xe với 2 hầm độc lập cùng có lối thoát hiểm ở giữa riêng biệt (rộng 2m) được đa số các ý kiến đồng tình.

Theo thuyết minh của đơn vị tư vấn, trước mắt, trong mỗi lần độc lập có 3 làn xe (2 làn xe ô tô, 1 làn xe máy). Trong tương lai, khi phát triển BRT, sẽ chuyển làn bên ngoài theo hướng lưu thông của phương tiện làm BRT, làn xe máy sẽ chuyển làm làn cho xe ô tô… với phương án này, tiến độ thi công dự án dự kiến khoảng 39 tháng.

Đồng quan điểm trên, đơn vị tư vấn Nhật Bản cũng cho rằng 6 làn xe là phù hợp với nhu cầu giao thông hiện tại và dự báo trong tương lai của Đà Nẵng. Việc bố trí lối thoát hiểm riêng biệt, thuận lợi và an toàn khi khai thác tối đa các làn xe hiện có hiện tại và trong tương lai khi phát triển loại hình BRT… Phía tư vấn Nhật Bản cũng cho rằng không nên đưa nhiều phương tiện vào hầm, chỉ nên khai thác xe buýt nhanh (BRT) khi có nhu cầu.

“Về hướng tuyến, dù cong hay thẳng thì phương án kĩ thuật vẫn làm được. Tuy nhiên, phụ thuộc vào chủ trương của UBND thành phố là ưu tiên hạn chế giải phóng mặt bằng, giữ cảnh quan sông Hàn hay chấp nhận giải phóng mặt bằng… Vì phương án hầm thẳng sẽ giải phóng mặt bằng lớn, gây xáo trộn cuộc sống người dân sẽ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai”- phía tư vấn Nhật Bản khuyến cáo.

Mô hình mặt cắt ngang bên trong hầm chui với việc bô trí các làn xe. Ảnh: Hà Minh
Mô hình mặt cắt ngang bên trong hầm chui với việc bô trí các làn xe. Ảnh: Hà Minh

Theo Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, sau cuộc làm việc, các Sở ngành địa phương nhanh chóng hoàn thành báo cáo để trình Thường vụ Thành ủy, xin ý kiến chốt lại phương án triển khai (chủ yếu về hướng tuyến và mặt cắt).

“Anh Trung (Giám đốc sở GT-VT-PV) liên lạc với Văn phòng Thành ủy, xin đăng ký lịch, chêm vào để Tư vấn báo cáo luôn để xin ý kiến. Làm sớm đi, bàn miết mà vẫn chưa xong, hơn một năm mới chốt được phương án hầm chui hay làm cầu. Đến bây giờ mới bàn đến hướng tuyến, mặt cắt, làn xe đi… thì chậm quá. Đề nghị văn phòng đăng ký cho Tư vấn dự án khoảng 15-20 phút báo cáo trong cuộc họp Thường vụ Thành ủy gần nhất”- Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ chỉ đạo.

Đồng thời, ông Huỳnh Đức Thơ cũng giao Sở KH-ĐT, Tài nguyên – Môi trường, Sở Tài chính và Trung tâm khai thác quỹ đất làm rõ nguồn vốn, trong đó hướng sử dụng vốn ngân sách, từ khai thác quỹ đất, hay phát hành trái phiếu. Đồng thời, Sở GTVT lên tiến độ giải phóng mặt bằng, triển khai thi công.

Dự án nếu triển khai sẽ phải di dời số lượng hộ dân lớn, khoảng 210 hộ dân. Để bố trí số hộ dân này, lãnh đạo thành phố giao Trung tâm khai thác quỹ đất xem xét để bố trí, ưu tiên bố trí tại khu đô thị Đa Phước hiện tại.

Theo Sở GTVT, phương án hầm thẳng dự kiến có vốn đầu tư 5.300 tỉ đồng, trong đó, kinh phí xây lắp và cac chi phí khác là 4.213 tỉ  đồng, đền bù là 1.087 tỉ đồng). Đây là công trình giao thông nhóm A, nhà đầu tư huy động theo hình thức BT: 3.800 tỉ đồng.

Đà Nẵng đề nghị xây dựng tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây 2 từ nguồn vốn ODA
Dự án xây dựng Hành lang kinh tế Đông Tây 2 (Quốc lộ 14D) là một trong những dự án giao thông quan trọng trong việc phát triển cơ sở hạ tầng, kinh...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư