
-
Nhiệt điện Quảng Trạch 1 sẽ đốt dầu lần đầu vào ngày 30/8/2025
-
Điều kiện kinh doanh cải thiện, đơn hàng mới tăng trở lại
-
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 2/4/2025
-
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc
-
PMI vượt trên 50 điểm, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2025 -
Mỹ, Anh, Singapore tuyển nhiều nhân sự công nghệ, game, tài chính từ Việt Nam
![]() |
Australia, thị trường có quy mô nhập khẩu hàng dệt may hơn 6,2 tỷ USD trong năm 2017 được các DN đưa vào tầm ngắm khai thác để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. |
Sau các thị trường xuất khẩu tỷ USD quan trọng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ngành dệt may tiếp tục đưa thị trường Australia vào “tầm ngắm” để tăng nhanh giá trị xuất khẩu.
Việc đầu tư khai thác đơn hàng xuất khẩu vào Australia càng có cơ hội sớm trở thành hiện thực hơn, khi Australia là thành viên của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Chính vì vậy, một cuộc Hội thảo với chủ đề ““Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Australia trong bối cảnh CPTPP” được Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) tổ chức vào 9/5/2018, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhằm cung cấp thêm một kênh thông tin đầy đủ cho doanh nghiệp khi muốn tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu sang Australia.
Theo VITAS, CPTPP đã chính thức được ký kết ngày 09/03/2018 vừa qua giữa 11 quốc gia, tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở cửa thị trường - một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào khoảng 10,1 nghìn tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới.
Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may năm 2017 của khối CPTPP đạt trên 53 tỷ USD trong đó Australia là thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 3 với kim ngạch trên 6,2 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 11,67%.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2017 vào khối CPTPP đạt trên 4,8 tỷ USD, chiếm 9,07% thị phần, tiềm năng phát triển xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào khối CPTPP nói chung và thị trường Australia nói riêng là rất lớn.
Ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhận định, quy mô thị trường dệt may nhỏ đi khi không có Mỹ tham gia TPP, nhưng với CPTPP vẫn tạo ra cơ hội đáng kể cho ngành dệt may khai thác, đó là những thị trường mà hiện nay doanh nghiệp khai thác không nhiều, trong đó thị trường phát triển mạnh và quan trọng chính là Australia, tiếp đến là New Zealand…
Australia là nước phát triển có sức tiêu thụ hàng dệt may lớn, nhưng thị phần hàng dệt may Việt Nam hiện không đáng kể.

-
Mặt hàng sợi của Việt Nam bị khởi xướng điều tra tại Ấn Độ -
Mỹ, Anh, Singapore tuyển nhiều nhân sự công nghệ, game, tài chính từ Việt Nam -
Tập đoàn Everland khởi công tổ hợp thương mại, du lịch hơn 700 tỷ đồng -
Tư duy cần nhất là mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh -
Philippines muốn nhập vắc-xin dịch tả lợn từ doanh nghiệp lớn của Việt Nam -
Ký mới Hợp đồng Chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2 -
Vietnam Airlines công bố lợi nhuận năm 2024 đạt gần 8.000 tỷ đồng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/4
-
2 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
3 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
4 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
5 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp