Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
Đường sắt ngày càng yếu thế
Hàn Tín - 07/06/2017 13:28
 
Sau 10 năm thực hiện Luật Đường sắt năm 2005, kết cấu hạ tầng đường sắt hầu như không thay đổi, điều này giải thích cho sự yếu thế của ngành đường sắt so với các loại hình vận tải khác.
.
Ngành đường sắt chỉ kinh doanh hiệu quả khi phát triển được hệ thống dịch vụ phụ vận chuyển hàng khách, hàng hóa vì dịch vụ này thường chiếm 30 - 40% tổng doanh thu của toàn ngành

Đầu tư quá ít

Vừa qua, Quốc hội đã có buổi thảo luận vào Dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi trước khi thông qua vào cuối kỳ họp này. Theo các đại biểu Quốc hội, từ khi nền kinh tế bước vào thời kỳ Đổi mới đến nay, hiện tượng ngày càng thụt lùi so với đường bộ và hàng không có nguyên nhân cơ bản là, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực đường sắt ít và chưa có chính sách phù hợp để thu hút đầu tư từ xã hội.

Cụ thể, trong giai đoạn 2005 - 2014, tổng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt là 23.504 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 10% tổng lượng vốn đầu tư của toàn ngành giao thông. “Nhu cầu đầu tư cho vận tải đường sắt vô cùng lớn, trong khi vốn nhà nước không đáng kể, trong khi, thời gian qua, chúng ta hầu như không thu hút được vốn ngoài xã hội đầu tư cho lĩnh vực này. Điều đó cho thấy, các chính sách thu hút vốn đầu tư vào đường sắt không phù hợp”, đại biểu Quốc hội tỉnh Long An, ông Đặng Hoàng Tuấn khẳng định.

Theo đại biểu Tuấn, muốn phát triển giao thông đường sắt, một mặt phải ấn định mức đầu tư tối thiểu cho đường sắt trên tổng mức đầu tư của ngành giao thông vận tải ngay trong Luật Đường sắt sửa đổi, mặt khác phải có cơ chế ưu đãi, khuyến khích hợp lý để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.

Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới cho thấy, ngành đường sắt chỉ kinh doanh hiệu quả khi phát triển được hệ thống dịch vụ phụ vận chuyển hàng khách, hàng hóa vì dịch vụ này thường chiếm 30 - 40% tổng doanh thu của toàn ngành.

Đường sắt Việt Nam chạy dọc theo chiều dài đất nước, theo đại biểu Nguyễn Văn Chương (TP. HCM), đáng ra phải rất phát triển vì có nhiều lợi thế so với đường bộ và đường không, thế nhưng, trên thực tế, đường sắt Việt Nam ngày càng mất thị phần do kết cấu hạ tầng không được quan tâm đầu tư, thậm chí có phần bị lãng quên.

Theo Dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi, Nhà nước ưu tiên phân bổ ngân sách Trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm với tỷ lệ thích đáng, để đảm bảo phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy hoạch.

Quy định này, theo đại biểu Đặng Hoàng Tuấn (Ninh Bình) là “không khả thi”, ít nhất là từ nay đến năm 2020, ngành đường sắt sẽ không được bố trí vốn để phát triển kết cấu hạ tầng, vì trong kế hoạch vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được Quốc hội thông qua không có khoản nào đầu tư cho đường sắt.

Thu hút tư nhân tham gia

Để phát triển đường sắt, bên cạnh việc Nhà nước tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, cần phải có cơ chế, chính sách đủ mạnh khuyến khích tư nhân tham gia vào khâu khai thác. Trong suốt thời gian vừa qua, nguyên nhân “phú quý giật lùi” của ngành đường sắt, theo Đại biểu Trần Tất Thế (Hà Nam) là, mặc dù đã tiến hành cổ phần hóa, nhưng trên thực tế, chỉ có một doanh nghiệp nhà nước (Tổng công ty Đường sắt Việt Nam) vừa quản lý kết cấu hạ tầng, vừa khai thác vận tải vì Tổng công ty vẫn nắm cổ phần chi phối tại các công ty cổ phần tham gia khai thác đường sắt.

Muốn thu hút tư nhân tham gia vào lĩnh vực đường sắt, ông Thế cho rằng, phải có đột phá trong ưu đãi, thu hút về đất đai, tín dụng. “Nhưng tôi không đồng ý ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, vì kinh doanh khai thác đường sắt cũng giống như các ngành nghề kinh doanh khác, cần phải có sự bình đẳng, vì nếu ưu đãi sẽ tạo tiền lệ ngành nào khó khăn cũng đều kêu gọi được ưu đãi thuế”, ông Thế bày tỏ quan điểm.

Muốn khuyến khích tư nhân tham gia khai thác đường sắt, vấn đề vô cùng quan trọng là, ai sẽ là người quyết định giá vé, giá cước. Đây cũng là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội thảo luận khi cho ý kiến vào Dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi.

Theo Dự thảo, giá vé vận tải hành khách, cước vận tải hành lý, hàng hoá trên đường sắt quốc gia do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt quyết định. Ông Dương Tấn Quân đề nghị, cần cân nhắc lại quy định này vì kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư, xây dựng không chỉ phục vụ kinh tế mà còn phải phục vụ người dân. Với ý kiến trên, ông Quân đề xuất, nên để Bộ Tài chính quy định giá vé, giá cước.

Tuy nhiên, Đại biểu Võ Đình Tín thì cho rằng, nếu Nhà nước vẫn cứ quản lý giá cước, giá vé thì không khuyến khích tư nhân tham gia khai thác đường sắt và hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. “Vận tải đường bộ, đường không phát triển được một phần cũng là do có sự cạnh tranh. Vì thế, phải để doanh nghiệp tự quyết định mức giá, vé vận tải, vận chuyển. Nếu cần, Nhà nước chỉ quy định khung giá vận chuyển hành khác tuyến đường sắt Bắc - Nam”, ông Tín đề xuất.

Dự thảo Luật Đường sắt: Va quan điểm giữa Đường sắt Việt Nam với các bộ, ngành
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) lo ngại rằng, nếu Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi) được ban hành sẽ phá vỡ sự ổn định của...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư