
-
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy công nghệ vật liệu mới HMT 87 triệu USD
-
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh
-
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối
-
Các sản phẩm của Masan Consumer được UBND TP.HCM vinh danh
-
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập -
Doanh nhân trẻ Đà Nẵng bàn hướng “ứng biến” trước tác động thuế quan
![]() |
Ảnh TTXVN |
Hai công trình đạt Giải thưởng Hồ Chí Minh là “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam”, “Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa Nam Việt Nam”.
Công trình đạt Giải thưởng Nhà nước là “Nghiên cứu phương án tối ưu để chế tạo, hạ thủy và lắp đặt chân đế siêu trường siêu trọng ở vùng nước sâu hơn 100m phù hợp với điều kiện ở Việt Nam”.
Giàn khoan triệu đô
Năm 2009, trước nhu cầu thăm dò và khai thác dầu khí trong nước ngày càng gấp rút, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã đưa ra một quyết định mang tính chất đột phá, táo bạo và chiến lược là tự đầu tư đóng mới giàn khoan tự nâng phục vụ khai thác dầu khí trên vùng biển Việt Nam.
Nhằm phục vụ thực tiễn cho Dự án chế tạo Giàn khoan Tam Đảo 03, cụm công trình “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90m nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” nhanh chóng được đưa vào thực hiện.
![]() |
Các kết quả nghiên cứu thiết kế chi tiết của Dự án này đã trở thành cơ sở để triển khai 13.000 bản vẽ, tài liệu thiết kế phục vụ thi công, làm đầu bài kĩ thuật cho 159 gói mua sắm vật tư thiết bị, dịch vụ cho dự án Tam Đảo 03. Song song đó, kết quả nghiên cứu qui trình thi công cũng đã góp phần hoàn thành khối lượng thi công khổng lồ của giàn Tam Đảo 03 (12.000 tấn) trước thời hạn 02 tháng, được Chủ đầu tư - Liên doanh Vietsovpetro đưa vào sử dụng, khai thác ổn định từ tháng 06/2012 đến nay.
Dự án khoa học công nghệ này đã trở thành“bệ phóng” đầu tiên đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia trên thế giới làm chủ được công nghệ chế tạo giàn khoan tự nâng, từ đó đặt nền móng khai tạo ra ngành công nghiệp đóng mới giàn khoan tại Việt Nam.
Công trình nghiên cứu cũng đã đưa Công ty cổ phần Chế tạo giàn khoan(PV Shipyard) - tổng thầu thực hiện chế tạo giàn khoan Tam Đảo 03 có thể chủ động sản xuất các sản phẩm tiếp theo như giàn khoan tự nâng ở độ sâu 120m nước (Tam Đảo 05) với khối lượng kết cấu, thiết bị hơn 18.000 tấn, đáp ứng yêu cầu thăm dò, khai thác của ngành dầu khí Việt Nam, mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, kết quả của công trình còn khẳng định năng lực tự chủ về khoa học, công nghệ của Ngành Dầu khí Việt Nam trong thời kỳ vươn ra biển khai thác thế mạnh và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Vận chuyển dầu nhiều paraffin
Bằng phương pháp nghiên cứu lưu biến của dầu, phương pháp xử lý nhiệt và hóa phẩm, áp dụng và phát triển công nghệ phù hợp để vận chuyển dầu thô có tính chất lưu biến phức tạp bằng đường ống ở điều kiện ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam, ngành Dầu khí đã thành công trong việc nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù.
![]() |
“Nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện công nghệ thu gom, xử lý, vận chuyển dầu thô trong điều kiện đặc thù của các mỏ Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro và các mỏ kết nối trên thềm lục địa” là công trình mà Vietsovpetrophát triển và hoàn thiện, nhằm tổ hợp công nghệ thu gom, xử lý và vận chuyển dầu thô nhiều paraffin, phù hợp với từng giai đoạn cụ thể của khai thác mỏ và điều kiện lịch sử của đất nước. Thành công này không chỉ làm giảm chi phí trực tiếp khai thác các mỏ dầu khí mà còn mang lại những ưu điểm nổi bật vượt trội như rút ngắn thời gian đưa các khu vực mới của mỏ vào khai thác, giảm chi phí xây dựng và vận hành khai thác thấp, tận dụng được các giếng khoan thăm dò để đưa vào khai thác.
Tính đến hết năm 2014, hiệu quả kinh tế trực tiếp của cụm công trình nghiên cứu trên đã lên đến 779,7 triệu USD và vẫn tiếp tục tăng dần theo từng năm. Đặc biệt,công trình này đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô trên thế giới, đưa ngành Dầu khí từng bước có những đóng góp to lớn, quan trọng cho nền kinh tế đất nước, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
-
Hải Phòng: Khánh thành nhà máy công nghệ vật liệu mới HMT 87 triệu USD
-
Vietjet khai thác đường bay Côn Đảo từ Hà Nội và TP.HCM - Kết nối hành trình văn hóa, tâm linh và nghỉ dưỡng xanh
-
Vai trò của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình
-
Thép Nam Kim khởi động dự án ở Chu Lai; Vinalink nói gì về Amazon; HAGL nhờ chuối
-
Dolphin Sea Air Services Corporation ra mắt Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang -
Các sản phẩm của Masan Consumer được UBND TP.HCM vinh danh -
Vietnam Airlines ra mắt máy bay có diện mạo đặc biệt chào mừng 30 năm thành lập -
Doanh nhân trẻ Đà Nẵng bàn hướng “ứng biến” trước tác động thuế quan -
Hải Phòng: Kinh tế tư nhân sẽ là động lực phát triển -
Thái Bình: Công ty Nhân Bình khởi công dự án kinh doanh nước khoáng nóng -
Mở rộng quy mô, nâng tầm ngành công nghiệp lạnh tại triển lãm CO-REF 2025
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu